Chi Tiết Sản Phẩm
Trong vòng 1 thế kỷ vừa qua, ngành công nghiệp trên thế giới đã đạt được hiệu quả cao hơn bao giờ hết về cả sản lượng và chất lượng. Một trong những phương pháp có ảnh hưởng nhất trong số đó là Six Sigma - công cụ hữu hiệu quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vậy cụ thể phương pháp Six Sigma ( 6 Sigma ) là gì?
Six Sigma vận hành dựa trên tìm kiếm và sửa chữa các lỗi sản phẩm trong quy trình
Six Sigma ( 6 Sigma hay 6σ ) là một phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi sản phẩm, xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm tăng độ chính xác của quy trình. Tập trung vào nhận diện và nắm bắt tường tận các yêu cầu của khách hàng nên có tính định hướng khách hàng khá cao.
Six Sigma sử dụng phương pháp thống kê để đếm số lỗi phát sinh trong một quá trình, sau đó tìm ra cách để khắc phục, đưa nó gần tới mức "không lỗi" càng tốt. Chỉ khi nào một quy trình không tồn tại hơn 3, 4 lỗi trên mỗi 1 triệu sản phẩm, nó mới đạt tiêu chuẩn của Six Sigma.
Trong điều kiện thực tế, một quy trình Six Sigma có sự hoàn hảo đến mức 99,99966%. Đây là cấp độ Sigma thứ 6 , với độ lệch chuẩn đại diện cho mức độ phát triển nhất của một quy trình.
STT |
Cấp độ Sigma |
Lỗi trong 1 triệu sản phẩm |
Lỗi tính theo phần trăm |
1 |
Một Sigma |
690.000 |
69% |
2 |
Hai Sigma |
308.000 |
30,8% |
3 |
Ba Sigma |
66.800 |
6,68% |
4 |
Bốn Sigma |
6.210 |
0,621% |
5 |
Năm Sigma |
230 |
0,023% |
6 |
Sáu Sigma |
3,4 |
0,0003% |
6 cấp độ của Six Sigma
Lean Six Sigma
Lean là phương pháp sản xuất do hãng Toyota Nhật Bản khởi xướng, nhằm loại bỏ lãng phí và bất hợp lý trong quá trình sản xuất, hướng mọi hoạt động của tổ chức theo hướng "tinh gọn".
Toyota Production Systems - Hệ thống sản xuất tinh gọn của Toyota
Lean Six Sigma là mô hình quản lý kết hợp các nguyên tắc quản lý của Lean với các phương pháp Six Sigma. Lean giúp giảm thiểu chất thải và rút ngắn chu kỳ sản xuất ngay từ đầu, trong khi Six Sigma tập trung vào tinh chỉnh độ chính xác cho quy trình. Chúng song hành cùng nhau có thể coi là biến thể tích cực.
Six Sigma giúp nhiều doanh nghiệp tiệt kiệm được nhiều khoản chi phí đáng kể. Ví dụ: Motorola - đơn vị khởi xướng và phát triển hệ phương pháp này năm 1985 đã tiết kiệm 17 tỷ đô la. Trong 5 năm (từ 1995-2000), Six Sigma được cho là đã tiết kiệm cho tập đoàn General Electric (GE) 12 tỷ đô la.
Chuyên gia tư vấn Jennifer Williams nhận định: "Không có ngành công nghiệp nào không thể hưởng lợi từ Six Sigma", miễn là nó được thực hiện theo một quy trình xác định.
Six Sigma giúp doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực cần phát triển
Dưới đây là 6 lợi ích chính của Six Sigma:
#1: Giữ lòng trung thành của khách hàng:
#2: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận:
#3: Giảm chi phí quản lý:
#4: Lập kế hoạch chiến lược:
#5: Mở rộng quy mô kinh doanh:
#6: Cải thiện văn hóa doanh nghiệp:
Áp dụng phương pháp 6 Sigma trong kinh doanh chắc chắn sẽ giúp doanh nhân đạt được những mục tiêu nhất định. Tuy nhiên để có được hiệu quả như mong đợi thì doanh nghiệp cần ghi nhớ các nguyên tắc sau đây:
Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh chủ động, đi đúng vào trọng tâm ( lỗi sản phẩm ) để đạt được sự hoàn hảo. Tuy nhiên doanh nghiệp không thể thành công một sớm một chiều mà phải tìm hiểu kỹ lưỡng về Six Sigma, cũng như chuẩn bị sẵn các công cụ hỗ trợ cần thiết và kế hoạch dự phòng.
Chúc các bạn áp dụng thành công Six Sigma vào doanh nghiệp !
Một số phương pháp giúp cải thiện chất lượng doanh nghiệp:
>>> Phương pháp 5S - phương pháp cải tiến môi trường làm việc.
>>> Phương pháp Kaizen - phương pháp cải tiến liên tục quá trình.
>>> SEEACT - Giải pháp cải tiến toàn diện cho nhà máy thông minh tại Việt Nam.
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com