Chi Tiết Sản Phẩm
Trong ngành công nghiệp sản xuất việc bảo trì máy móc thiết bị là một công việc không thể thiếu và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của doanh nghiệp. Mỗi đơn vị nên xây dựng cho mình quy trình, phương pháp và đội ngũ bảo trì phù hợp. Cùng tìm hiểu bảo trì là gì và quy trình bảo trì máy móc thiết bị hiệu quả trong nhà máy
Bảo trì – Maintenance, xuất phát từ danh từ trong tiếng Anh mang nghĩa bảo vệ, duy trì và giữ gìn. Hiểu theo nghĩa này, bảo trì chính là hoạt động chăm sóc kỹ thuật diễn ra thường xuyên theo định kỳ nhằm kịp thời phát hiện những hư hỏng nếu có. Nhờ vậy có thể nhanh chóng đưa ra các quyết định sửa chữa, thay thế một hay nhiều chi tiết, cụm chi tiết nhằm duy trì các thông số, đảm bảo máy móc thiết bị hoạt động trơn tru với năng suất và tốc độ đã xác định từ ban đầu.
Business Dictionary đưa ra định nghĩa chi tiết về Maintenance (bảo trì) là: các hoạt động cần thiết được thực hiện để bảo tồn càng lâu càng tốt tình trạng ban đầu của tài nguyên, tài sản bằng việc bù đắp sự hao mòn bình thường. Hoạt động này sẽ tiêu tốn một phần chi phí phát sinh định kỳ nhằm duy trì trạng thái hoạt động của tài sản nhưng không đồng nghĩa kéo dài tuổi thọ của tài sản. Đây là một khoản chi phí không giống như cải tiến vốn, không được vốn hóa.
Nói một cách ngắn gọn: Bảo trì là hoạt động chăm sóc kỹ thuật, điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế một hoặc nhiều chi tiết hay cụm chi tiết máy nhằm duy trì hoặc khôi phục các thông số hoạt động, bảo đảm máy móc thiết bị hoạt động với năng suất, tốc độ, tải trọng đã xác định trước.
Khi đề cập đến bảo trì, nhiều doanh nghiệp cho rằng đối tượng bảo trì bao gồm máy móc thiết bị của nhà xưởng. Nhưng nếu hiểu một cách toàn diện thì hoạt động bảo trì phải được quan tâm ở tất cả các bộ phận liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Đối tượng của bảo trì bao gồm nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất, thang máy, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống máy phát điện, thậm chí cả căng tin và nhà vệ sinh công cộng.
Như đã biết cùng với con người thì máy móc thiết bị là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất. Việc bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị đúng cách đúng thời điểm rất quan trọng, chúng mang lại những lợi ích như:
- Giảm thiểu hao mòn, hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của máy móc
Thường xuyên kiểm tra sẽ giúp phát hiện những lỗi phát sinh trong quá trình vận hành, từ đó ngăn chặn được những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra gây hư hỏng, hao mòn máy móc. Bảo trì đúng cách giúp máy móc kéo dài tuổi thọ sử dụng, phục vụ tốt hơn và an toàn cho người sử dụng.
- Nâng cao hiệu suất sử dụng của các trang thiết bị, máy móc
Máy móc thiết bị tuy là những vật vô tri nhưng chúng cũng biết “mệt mỏi” sau quá trình làm việc dài, vòng đời của máy móc trải qua các giai đoạn : Vận hành - hỏng hóc - sửa chữa - vận hành - thay thế, tuy nhiên thời gian cho vòng đời của máy móc có thể sẽ kéo dài khác nhau nếu chúng được bảo dưỡng, bảo trì hợp lý.
- Đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra ổn định
Đương nhiên nếu máy móc hoạt động tốt sẽ giảm thiểu tối đa thời gian chết do hỏng hóc, sửa chữa, tránh những gián đoạn trong quá trình sản xuất từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh diễn ra ổn định hơn.
-Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Nếu như các công ty chờ đợi một bảo trì khắc phục sau khi máy móc, tài sản gặp sự cố thì số tiền để bỏ ra cho công tác sửa chữa này luôn luôn là một khoản xứng đáng để “đau đầu”. Chưa kể đến những khoản chi phí thiệt hại khi tài sản gặp sự cố, ngưng hoạt động như: thời gian làm việc của nhân công, hiệu suất công việc, kế hoạch sản xuất, số tiền đền bù thiệt hại, tiền thuê đội ngũ sửa chữa bên ngoài….
Chính vì lẽ đó, một công việc bảo trì đúng cách, đúng thời điểm có thể coi là “công cụ vàng” để doanh nghiệp chia sẻ khoản chi phí khổng lồ, tối ưu được nguồn lực tổng thể. Những kế hoạch bảo trì, đặc biệt là bảo trì phòng ngừa có khả năng tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp vì các nỗ lực sẽ tập trung vào việc ngăn ngừa sự cố thiết bị thay vì ứng phó với các trường hợp khẩn cấp.
- Cải thiện an toàn trong môi trường làm việc
Khi tài sản, thiết bị không được hoạt động trong một điều kiện tối ưu, chúng sẽ tạo ra khá nhiều mối nguy hiểm. Đặc biệt điều kiện làm việc không an toàn thậm chí là các tình huống khẩn khi công nhân bị tai nạn. Bảo trì phòng ngừa sẽ cải thiện sự an toàn của máy móc, do đó sự an toàn của nhân viên nói riêng và môi trường làm việc nói chung sẽ hạn chế được tai nạn ngoài ý muốn.
- Chăm sóc và điều chỉnh hoạt động
Bảo trì trong doanh nghiệp góp phần cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc và điều chỉnh những vấn đề kỹ thuật, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, góp phần đảm bảo các máy móc hoạt động tốt nhất, đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng cũng như hiệu suất làm việc.
Đối tượng của hoạt động bảo trì là những nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh, thiết bị máy móc, hệ thống điều hòa thang máy,…
Bảo trì phản ứng / không kế hoạch (Reactive / Unplanned Maintenance) là quy trình bảo trì chỉ diễn ra khi máy móc gặp sự cố, sau đó các nhà quản lý mới bắt đầu thực hiện phương pháp sửa chữa, thay thế phụ tùng, vật liệu, nhân công và thiết bị. Quy trình bảo trì này tiềm ẩn nhiều rủi ro, không chỉ khiến quá trình sản xuất bị trì trệ mà còn khiến độ bền thiết bị giảm và chất lượng đầu ra xuống cấp.
Có 2 loại hình bảo trì bị động có thể kể đến như:
Còn được gọi là bảo trì khắc phục, là phương pháp bảo trì được thực hiện khi có vấn đề, hỏng hóc, sự cố xảy ra. Bảo trì sửa chữa thường bao gồm các nhiệm vụ như tháo gỡ, điều chỉnh, sửa chữa, thay thế và sắp xếp lại các bộ phận, thiết bị, dây chuyền máy móc,…với mục tiêu chính là đưa các hệ thống sản xuất trở lại hoạt động bình thường càng nhanh càng tốt.
Còn được gọi là bảo trì sự cố (Breakdown Maintenance) là bảo trì cần thiết khi một tài sản & thiết bị bị hỏng hóc hoặc thay đổi tình trạng bất ngờ dẫn đến rủi ro cho việc vận hành thiết bị hoặc có thể gây ra downtime (thời gian chết) nghiêm trọng cho sản xuất.
Nhìn chung, lợi ích của việc bảo trì phản ứng / không kế hoạch có thể kể đến như:
- Giảm chi phí bảo trì hàng tháng.
- Giảm thời gian quản lý bảo trì.
- Tập trung vào các yếu tố không quan trọng.
- Quy trình bảo trì đơn giản hơn
Tuy nhiên, các phương pháp bảo trì bị động này dần trở nên lỗi thời trong thời đại công nghiệp 4.0, khi tạo nên những rủi ro như:
- Downtime (thời gian chết) trong sản xuất: bảo trì bị động gây gián đoạn và trì trệ các hoạt động trong nhà máy, làm giảm năng suất, chất lượng sản xuất và ảnh hưởng đến các cam kết giao hàng.
- Tốn thời gian và chi phí khắc phục sự cố: một số chi phí có thể kể đến như phí bảo hiểm cho việc vận chuyển phụ tùng khẩn cấp, chi phí thuê ngoài bảo trì và hỗ trợ ngoài giờ, các chi phí gián tiếp như bồi thường cho sự chậm trễ đơn hàng, chi phí năng lượng sửa chữa bảo trì,… Các vấn đề này cũng khiến doanh nghiệp mất thời gian khắc phục sự cố
- Ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị máy móc do chạy trong tình trạng kém tối ưu và dẫn đến hỏng hóc, có thể mau xuống cấp hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất. Ngoài ra việc không tìm ra nguyên nhân gốc rễ có thể dẫn đến tiếp tục hỏng hóc trong tương lai
Bảo trì chủ động / có kế hoạch (Proactive / Planned Maintenance) là một phương pháp cung cấp cách tiếp cận chủ động cho phép kiểm soát tình trạng và phát hiện những bất thường trong hoạt động của các thiết bị có thể xảy ra trước khi dẫn đến hỏng hóc. Những loại hình bảo trì phổ biến có thể kể đến như:
Hay còn gọi bảo trì định kỳ – cách bảo trì chủ động duy trì tình trạng của thiết bị – ngăn ngừa hư hỏng, kiểm tra định kỳ hoặc chẩn đoán tình trạng thiết bị, để đo lường tình trạng hư hỏng. Đây thường là các quy trình được đào tạo ngay từ ban đầu cho các nhân viên bảo trì, ví dụ làm sạch máy, tra dầu, kiểm tra tắc nghẽn…Mục đích của bảo trì phòng ngừa chính là giảm xác suất, tần số xảy ra hư hỏng, sự cố làm gián đoạn sản xuất cũng như đưa ra các thông tin cần thiết cho việc lên kế hoạch bảo trì hiệu quả.
Bảo trì phòng ngừa phụ thuộc rất nhiều vào việc lên kế hoạch, lịch trình hiệu quả. Ngày nay, các tổ chức thực hiện bảo trì phòng ngừa còn thu thập & phân tích các dữ liệu, lịch sử hoạt động sản xuất để chủ động quản lý và lên các kế hoạch bảo trì cụ thể. Các phần mềm quản trị sản xuất như CMMS, MES,.. có thể được sử dụng để nâng cao hiệu quả việc lên kế hoạch và quản lý nhiệm vụ bảo trì.
Lợi ích
Nhược điểm
Là quy trình bảo trì chủ động dựa trên việc đánh giá quá trình và dữ liệu máy móc thu thập được, sử dụng để xác định tình trạng của các thiết bị máy móc đang vận hành nhằm dự đoán khi nào cần tiến hành bảo trì, giúp tiết kiệm thời gian và các chi phí liên quan, do đó đây được xem là một phương pháp lý tưởng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
Cũng giống như bảo trì phòng ngừa, bảo trì dự đoán sẽ trở nên hiệu quả hơn bằng việc thu thập và phân tích các dữ liệu bảo trì & sản xuất. Bên cạnh đó, việc sử dụng các hệ thống quản lý bảo trì bảo dưỡng tự động như CMMS giúp các kỹ thuật viên nắm được trạng thái các sự cố, hỏng hóc, hoạt động cũng như thực hiện phân tích dữ liệu để giúp các tổ chức xác định nhiệm vụ bảo trì nào cần triển khai.
Lợi ích
Nhược điểm
Đúng với tên gọi, loại hình bảo trì này dựa trên điều kiện tập trung vào các kết quả thông qua đo lường hoặc quan sát. Các thiết bị sẽ được quy định có một loạt các điều kiện được xem là hoạt động bình thường. Trong phạm vi đó, bất kể hoạt động nào sẽ được xem là bình thường, còn ngoài phạm vi được xem là bất thường và cần đưa ra các phương án.
Chi phí tổng thể của việc bảo trì theo điều kiện khá thấp, tuy nhiên loại hình này vẫn dựa trên việc lên kế hoạch / lịch trình và chỉ bắt đầu thực hiện khi người quản lý xác định các sự cố được xác định trong phạm vi. Do đó, tình trạng của thiết bị máy móc sẽ cho biết khi nào cần tiến hành bảo dưỡng.
Lợi ích
Nhược điểm
Không giống như các loại hình khác, bảo trì xác định trước được thực hiện bằng cách sử dụng các quy tắc và đề xuất do nhà sản xuất (nhà cung cấp) thiết bị máy móc ban đầu đề xuất, thay vì dựa vào kế hoạch bảo trì thiết lập sau. Những đề xuất này dựa trên các thử nghiệm và dữ liệu thu thập được.
Nhà sản xuất cung cấp số liệu thống kê và hướng dẫn, thường là khi thiết bị được mua lần đầu tiên và sẽ bao gồm dữ liệu cung cấp tuổi thọ trung bình của cả hệ thống và các bộ phận khác nhau. Nhà sản xuất sau đó sẽ đề xuất tần suất các bộ phận nên được kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế.
Lợi ích
Nhược điểm
Bước 1: Lập kế hoạch và làm đề xuất thực hiện bảo trì
Xây dựng kế hoạch bảo trì dựa theo yêu cầu doanh nghiệp, đặc điểm của từng loại thiết bị máy móc. Kế hoạch bảo trì sẽ bao gồm: Danh sách máy móc thiết bị theo thời gian, tên thiết bị, vị trí đặt, loại máy móc, nội dung thực hiện, đơn vị thực hiện, người giám sát.
Trưởng phòng kỹ thuật sẽ thực hiện làm đề xuất bảo trì, bảo dưỡng theo mẫu và gửi kèm bản kế hoạch đến phòng hành chính nhân sự trước thời gian thực hiện ít nhất 3 ngày.
Bước 2: Xác nhận thông tin và nhận phê duyệt
Phòng hành chính, nhân sự sau khi tiếp nhận đề xuất thực hiện bảo trì từ bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành xem xét và xác nhận thông tin, phê duyệt căn cứ dựa trên tính hợp lý, độ tin cậy. Thời gian xác minh và báo cáo kết quả phê duyệt không quá 3 ngày làm việc.
Bước 3: Tiến hành bảo trì và bảo dưỡng
Sau khi các bộ phận liên quan xác nhận, thống nhất hoạt động sẽ tiến hành bảo trì, bảo dưỡng. Thường công tác bảo trì sẽ do bộ phận kỹ thuật của công ty tiến hành hoặc thuê đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện.
Kỹ sư kỹ thuật cùng công nhân tiến hành bảo trì, bảo dưỡng theo nội dung kế hoạch đã phê duyệt trước đó. Đảm bảo rằng có sự phối hợp giữa bộ phận bảo trì và bộ phận sản xuất để quá trình bảo trì diễn ra suôn sẻ, đúng tiến độ, không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất chung.
Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu
Bước tiếp theo, Trưởng phòng kỹ thuật hoặc phòng hành chính nhân sự kiểm tra và nghiệm thu kết quả bảo trì, bước này cần đảm bảo các yêu cầu:
Tiến hành giám sát quá trình bảo hành, bảo dưỡng trang thiết bị máy móc
Kiểm tra từng hạng mục theo kế hoạch có sẵn, cam kết trung thực trong quá trình kiểm tra.
Lập biên bản nghiệm thu và ghi nhận kết quả bảo trì, bảo dưỡng. Ghi rõ tất cả các vấn đề phát sinh không nằm trong kế hoạch ban đầu.
Bước 5: Tổng hợp và lưu hồ sơ để theo dõi
Phòng hành chính nhân sự sẽ thực hiện tổng hợp và lưu hồ sơ theo dõi. Trong đó tổng hợp và ghi chép đầy đủ số liệu vào sổ theo dõi theo biên bản nghiệm thu để làm dữ liệu cho những lần bảo trì tiếp theo. Báo cáo tình hình bảo trì, bảo dưỡng các trang thiết bị máy móc cùng chi phí cho Ban giám đốc.
CMMS (Computerized Maintenance Management System): Đây là phần mềm quản lý bảo trì máy móc hàng đầu, giúp đẩy mạnh hiệu suất bảo trì, lịch trình bảo dưỡng và quản lý tài nguyên. Nó cung cấp thông tin cần thiết để tối ưu hóa việc bảo trì máy móc và phòng ngừa hỏng hóc.
EAM (Enterprise Asset Management): Phần mềm EAM tập trung vào việc quản lý và tối ưu hóa tài sản công ty. Nó bao gồm cả quản lý bảo trì máy móc, quản lý vòng đời tài sản, quản lý lịch trình bảo dưỡng và các tính năng quản lý khác để đảm bảo sự hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
WMS (Warehouse Management System): Một hệ thống quản lý kho hiệu quả cũng quan trọng đối với nhà máy sản xuất. Nó giúp quản lý và theo dõi hàng tồn kho, lịch trình kiểm kê, quản lý vận chuyển và sắp xếp kho hàng, đảm bảo các tài sản và nguyên vật liệu được lưu trữ và quản lý một cách hiệu quả.
SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition): SCADA là một hệ thống tổ chức, quản lý và điều khiển quá trình sản xuất trong nhà máy. Nó cung cấp giám sát và kiểm soát thời gian thực của các thiết bị và máy móc trong quá trình sản xuất, giúp nâng cao an toàn và hiệu suất.
MES (Manufacturing Execution System): MES là một phần mềm quản lý hoạt động sản xuất, bao gồm cả quản lý bảo trì máy móc. Nó cung cấp các tính năng như lịch trình bảo dưỡng, theo dõi hiệu suất máy móc, quản lý vật liệu và thống kê sản xuất, giúp tối ưu hoá quá trình sản xuất và bảo dưỡng.
→Xem thêm:
Với tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất, có thể thấy việc xây dựng các kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hiệu quả là điều cấp thiết, đặc biệt nếu nó có khả năng tự động hóa việc quản lý các nhiệm vụ bảo trì hiệu quả. Hiểu được điều này, DACO với hơn 10 năm kinh nghiệm tự tin là sự lựa chọn tuyệt vời cho yêu cầu này với giải pháp với các tính năng như:
- Quản lý kho NVL - BTP - TP
- Quản lý kế hoạch, lệnh sản xuất
- Quản lý công đoạn sản xuất
- Quản lý hiệu suất tổng thể thiết bị
- Quản lý chất lượng sản phẩm
- Quản lý bảo trì, bảo dưỡng
- Quản lý điện năng
Qua đó giúp các lãnh đạo doanh nghiệp hệ thống báo cáo trực quan, tổng thể, đa chiều theo thời gian thực. Nắm bắt được toàn bộ hoạt động sản xuất dễ dàng, mọi lúc mọi nơi. Đồng thời đánh giá được chính xác hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân sự. Từ đó có những phương án xây dựng, cải tiến hóa hệ thống quy trình doanh nghiệp…
Xem thêm:
Với nhiều các dự án tiêu biểu, nhiều nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài đã tin tưởng lựa chọn và là bạn đồng hành để cùng nhau vững bước trong nền . Nếu bạn quan tâm đến việc áp dụng hệ thống MES (Manufacturing Execution System) để cải thiện quy trình bảo trì trong doanh nghiệp. Hãy liên hệ DACO để được TƯ VẤN HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ cho các vấn đề của doanh nghiệp bạn ngay bây giờ nhé.
Trong bài viết "Bảo trì là gì? Quy trình bảo trì máy móc thiết bị hiệu quả trong nhà máy", chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm, hình thức và quy trình bảo trì máy móc thiết bị trong nhà máy. Việc bảo trì đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và nâng cao hiệu suất hoạt động của máy móc, giúp giảm thiểu sự cố và tiêu hao tài nguyên. Kết nối ngay với chúng tôi cho một giải pháp quản lý và bảo trì bảo dưỡng thiết bị, máy móc hiệu quả để gia tăng hiệu quả sản xuất và đảm bảo chất lượng trong từng sản phẩm!
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com