Chi Tiết Sản Phẩm
Truy xuất nguồn gốc được coi là “chìa khóa” khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Đối với xuất khẩu, truy xuất về nguồn gốc là điều tất yếu giúp doanh nghiệp chinh phục thị trường quốc tế vốn yêu cầu khắt khe về xuất xứ và chất lượng hàng hóa. Vậy, truy xuất nguồn gốc là gì? Lý do tại sao truy xuất nguồn gốc lại quan trọng trong tất cả các ngành công nghiệp. Những công nghệ nào được ứng dụng phổ biến trong truy xuất nguồn gốc hiện nay?
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế – ISO định nghĩa về truy xuất nguồn gốc (Traceability) là khả năng xác định và theo dõi lịch sử của sản phẩm thông qua dữ liệu nhận dạng được ghi lại.
Truy xuất nguồn gốc là khả năng xác định, theo dõi và truy nguyên các yếu tố của một sản phẩm hoặc chất khi nó di chuyển dọc theo chuỗi cung ứng từ hàng hóa thô đến thành phẩm. Khái niệm này áp dụng cho cả ngành công nghiệp sản xuất rời rạc, nơi sản xuất các sản phẩm như ô tô và quá trình sản xuất, bao gồm các sản phẩm như hóa chất.
Mục tiêu chính của việc truy xuất nguồn gốc là tạo ra một hệ thống theo dõi chi tiết, minh bạch và tin cậy, giúp định danh và giám sát các thành phần, nguyên liệu, hoạt động sản xuất và chuyển giao hàng hóa từ nguồn đến người tiêu dùng cuối cùng.
Quá trình truy xuất nguồn gốc thường liên quan đến việc gắn các mã định danh duy nhất (ví dụ: mã vạch, mã QR) vào từng lô sản phẩm, giúp theo dõi chúng qua các bước khác nhau của quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối. Khi cần, thông tin về nguồn gốc và lịch sử của sản phẩm có thể được truy xuất bằng cách quét mã định danh hoặc theo dõi thông qua hệ thống theo dõi.
Ở các quốc gia và khu vực phát triển như Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada,…, truy xuất về nguồn nguồn gốc được áp dụng như một quy định bắt buộc phải có để sản phẩm được lưu thông trên thị trường. Tại Việt Nam, truy xuất nguồn gốc mới được quan tâm trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi chính phủ có chủ trương thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc trên các mặt hàng nông sản để thúc đẩy xuất khẩu.
Và từ góc độ của nhà sản xuất, truy xuất về nguồn gốc sản phẩm là cách để minh bạch thông tin, là bước đầu tạo dựng niềm tin từ khách hàng về chất lượng của sản phẩm.
Phía người tiêu dùng, truy xuất nguồn gốc được coi là quyền lợi, đòi hỏi thiết yếu được biết thông tin chi tiết về nguồn gốc, xuất xứ và công đoạn sản xuất của sản phẩm họ đã mua của doanh nghiệp.
Là quá trình theo dõi và nhận biết nguồn gốc của sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất, từ nguyên liệu thô đến thành phẩm. Thông tin truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng có thể bao gồm:
Điều này đem lại lợi ích hai chiều: Các nhà sản xuất có công cụ để điều tra nguyên nhân và thu hồi sản phẩm dễ dàng hơn khi xảy ra sự cố không mong muốn với sản phẩm của mình. Mặc khác, người tiêu dùng cũng có thể căn cứ vào các thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất để đánh giá và lựa chọn các sản phẩm có độ tin cậy cao.
Truy xuất nguồn gốc nội bộ là quá trình theo dõi và nhận biết nguồn gốc của sản phẩm trong phạm vi một doanh nghiệp hoặc một tổ chức.
Ví dụ, một nhà máy lắp ráp động cơ mua các bộ phận của động cơ như trục cam và piston từ các nhà cung cấp và lắp ráp chúng. Việc quản lý lịch sử kết quả kiểm tra các động cơ và quy trình lắp ráp sản xuất các bộ phận này của nhà máy cũng có thể được coi là truy xuất nguồn gốc nội bộ.
Tracing Back là quá trình xác định nguồn gốc của sản phẩm từ điểm cuối của chuỗi cung ứng, chẳng hạn như từ cửa hàng bán lẻ đến nhà sản xuất.
Nguyên nhân lỗi hỏng của sản phẩm được xác định bằng cách truy ngược từ sản phẩm đang được bày bán trên kệ hàng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối.
Là quá trình xác định nguồn gốc của sản phẩm từ điểm đầu của chuỗi cung ứng, chẳng hạn như từ nhà sản xuất đến cửa hàng bán lẻ.
Ví dụ, khi phát hiện khuyết tật ở một bộ phận cụ thể, các sản phẩm có chứa bộ phận đó có thể được xác định để thu hồi chúng một cách chính xác.
Mã vạch/QR Code là một trong những công nghệ phổ biến nhất và đơn giản nhất trong truy xuất nguồn gốc. Các sản phẩm được gắn nhãn với mã vạch, khi quét mã này, mọi người sẽ có thể kiểm tra thông tin sản phẩm một cách chi tiết, có thể truy xuất được nguồn gốc xuất xứ của nhà cung cấp NVL, nhà sản xuất, hoặc đơn vị phân phối. Và đặc biệt truy xuất được đến từng công đoạn trong quá trình sản xuất chế biến sản phẩm cho đến khi đến tay người tiêu dùng.
Khám phá: Mã vạch sản phẩm là gì?
RFID sử dụng sóng radio để giao tiếp giữa một thẻ RFID và thiết bị đọc RFID. Thẻ RFID được gắn vào sản phẩm và chứa thông tin về sản phẩm. Khi thẻ RFID tiếp xúc với đầu đọc RFID, thông tin được truy xuất và xác thực.
Xem thêm: RFID là gì?
IoT kết nối các thiết bị và cảm biến thông qua internet để thu thập dữ liệu và trao đổi thông tin. Trong truy xuất nguồn gốc, IoT có thể sử dụng để giám sát vị trí, điều kiện và lịch sử của sản phẩm trong thời gian thực.
Tìm hiểu: Ứng dụng IoT trong nhà máy thông minh
Blockchain là một hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán có thể được sử dụng để lưu trữ thông tin về sản phẩm. Thông tin được lưu trữ trên blockchain là không thể thay đổi và có thể truy cập bởi bất kỳ ai trong mạng blockchain.
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của việc truy xuất nguồn gốc. Ngành thực phẩm sử dụng các công nghệ như mã vạch, mã QR, RFID, và blockchain để ghi nhận thông tin về nguồn gốc, quy trình sản xuất, vận chuyển và lưu trữ của các sản phẩm thực phẩm.
Đối với ngành thực phẩm, truy xuất về nguồn gốc không chỉ là yêu cầu bắt buộc mà còn là thông điệp về chất lượng sản phẩm mà nhà cung cấp muốn gửi tới khách hàng.
Đối với ngành thực phẩm việc truy xuất về nguồn gốc phục vụ các mục đích như:
Trong ngành dược phẩm, truy xuất nguồn gốc giúp theo dõi và quản lý nguồn gốc của các loại thuốc và sản phẩm y tế.
Các công ty dược phẩm sử dụng các công nghệ mã vạch, mã QR và RFID để theo dõi từng lô sản phẩm, thông tin về quy trình sản xuất, thành phần và hạn sử dụng.
Việc truy xuất nguồn gốc ứng dụng trong ngành dược phẩm phục vụ các mục đích:
Ngành điện tử sử dụng truy xuất nguồn gốc để theo dõi xuất xứ và lịch sử của các thành phần điện tử, bao gồm vi mạch, linh kiện và chip. Điều này giúp kiểm soát chất lượng và tính minh bạch trong quá trình sản xuất các sản phẩm điện tử.
Các mã vạch, mã QR hoặc thẻ RFID có thể được gắn vào từng thành phần để lưu trữ thông tin về nhà sản xuất, quá trình sản xuất và kiểm tra chất lượng.
Đối với ngành thực phẩm việc truy xuất về nguồn gốc phục vụ các mục đích như:
Tóm lại, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn, chất lượng, minh bạch và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ đó tạo lòng tin tưởng của người tiêu dùng và giúp phát triển bền vững cho cả doanh nghiệp và xã hội.
Để tìm hiểu thêm về các công nghệ và các giải pháp truy xuất nguồn gốc, hãy liên hệ ngay với DACO qua hotline: Mr. Vũ: 0936.064.289 để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay.
" target="_blank" rel="noopener">Hệ thống MES là gì? Tại sao hệ thống MES lại không thể thiếu với doanh nghiệp sản xuấtTìm hiểu:
Xem thêm:
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com