Trải Nghiệm Nổ Hũ Tại 58win

Danh Mục Sản Phẩm

Tìm hiểu IQC PQC OQC là gì trong hệ thống kiểm soát chất lượng (QMS)

Mã Sản Phẩm
: IQC - PQC - OQC
Tên Sản Phẩm
: Tìm hiểu IQC PQC OQC là gì trong hệ thống kiểm soát chất lượng (QMS)
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Ba yếu tố IQC, PQC, và OQC đóng vai trò quan trọng, hình thành một hệ thống kiểm soát chất lượng toàn diện. Vậy IQC PQC OQC là gì?

Chi Tiết Sản Phẩm


Trong kinh doanh ngày nay, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất và cung ứng, việc đảm bảo chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định sự thành công. Hệ thống kiểm soát chất lượng (QMS) là một công cụ quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. Trong QMS, ba yếu tố quan trọng được đặc biệt chú ý: IQC, PQC, và OQC. Hãy cùng Công ty DACO tìm hiểu xem IQC PQC OQC là gì và vai trò quan trọng của chúng trong quá trình kiểm soát chất lượng qua bài viết này nhé!

1. IQC - Quy trình kiểm soát chất lượng đầu vào 

1.1. IQC là gì?

IQC (Input Quality Control) là kiểm soát chất lượng đầu vào. Đây là quy trình tiếp nhận và kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu thô, linh kiện hoặc sản phẩm đã mua trước khi tiến hành quy trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Nói cách khác, khi nhà cung cấp gửi nguyên vật liệu thô hoặc các công cụ, lô hàng sẽ được kiểm tra về chất lượng tổng thể và tiếp theo sẽ được đánh giá xem lô sản phẩm có đạt yêu cầu hay hoàn trả. 

iqc-oqc-pqc-la-gi-1

Trong ngành sản xuất, các vấn đề về chất lượng nguyên liệu đầu vào ở giai đoạn chạy thử nghiệm có thể chiếm hơn 50% các trường hợp. Ở giai đoạn sản xuất hàng loạt, vấn đề về chất lượng nguyên liệu đầu vào chiếm hơn 60%; vấn đề lưu trữ và vận chuyển chiếm từ 1% đến 5%; vấn đề về thiết kế và quy trình chiếm 30% đến 40%. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng các vấn đề về chất lượng nguyên liệu đầu vào có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm.

IQC chính là điểm kiểm soát chất lượng đầu tiên trước khi bước vào sản xuất sản phẩm. Nếu đưa nguyên liệu đầu vào không đạt chất lượng vào quy trình sản xuất sẽ dẫn đến gián đoạn sản xuất hoặc lỗi thành phẩm, gây ra tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp. 

1.2. Các bước trong quy trình IQC

Quy trình kiểm tra IQC trong doanh nghiệp thường gồm 3 bước:

Bước 1: Kiểm tra nguyên liệu, hàng hóa, vật tư nhập vào

Hoạt động kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, hàng hóa sẽ được thực hiện ngay trước khi nhập kho. Theo đó, toàn bộ kết quả kiểm tra sẽ được ghi nhận, thống kê sẽ được báo cáo chi tiết tới bộ phận quản lý của doanh nghiệp. 

Việc lập báo cáo đánh giá về chất lượng nguyên liệu đầu vào vừa phục vụ cho công tác lưu trữ thông tin, vừa giúp ban quản lý có thể kịp thời phát hiện những lô nguyên liệu, vật tư không đạt yêu cầu về chất lượng. Từ đó đưa ra phương án để xử lý kịp thời.

Bước 2: Theo dõi tình hình sử dụng và chất lượng của nguyên liệu, vật tư trong suốt quá trình lưu kho

Việc kiểm tra phải được thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo nguyên liệu, vật tư luôn đạt chất lượng theo yêu cầu. Bởi có thể, hàng hóa sẽ bị lỗi/hỏng trong quá trình lưu kho. Vậy nên, công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng cần được thực hiện liên tục nhằm có thể phát hiện ra sai sót một cách sớm nhất.

Trong quy trình IQC, doanh nghiệp cũng cần lưu ý nghiệp vụ nhân viên sẽ không chỉ dừng ở việc kiểm tra chất lượng hàng hóa mà còn phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi/hỏng của vật tư, nguyên liệu. Từ đó sớm có các phương án để xử lý kịp thời, tránh gây ảnh hưởng xấu tới kế hoạch sản xuất sau này. Các biện pháp xử lý có thể bao gồm: loại bỏ, sửa chữa, tái chế,...

Bước 3: Làm việc, đánh giá nhà cung cấp

Dựa trên báo cáo kết quả về chất lượng, nhân viên bộ phận QC sẽ làm việc cùng với phía nhà cung cấp để trao đổi, tiếp nhận thông tin cũng như xử lý các vấn đề phát sinh. Báo cáo cần bao gồm các thông tin cần thiết như: kết quả kiểm tra, nguyên nhân của các vấn đề chất lượng (nếu có), các biện pháp xử lý đã được thực hiện,...

Nếu như chất lượng nguyên vật liệu đầu vào thường xuyên không đạt chất lượng, bộ phận QC cần có những thay đổi trong việc tìm kiếm nhà cung cấp. 

Để quy trình IQC được thực hiện hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan, đặc biệt là bộ phận IQC, bộ phận sản xuất và nhà cung cấp. Ngoài ra, cần có sự đầu tư về trang thiết bị, phương tiện kiểm tra chất lượng và đào tạo nhân viên IQC.

2. PQC - Quy trình kiểm soát chất lượng công đoạn sản xuất 

2.1. PQC là gì?

Sau quy trình IQC là quy trình PQC (Process Quality Control), nghĩa là quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất. Quy trình này bao gồm các bước kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm trong quá trình sản xuất, nhằm đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã được xác định.

iqc-oqc-pqc-la-gi-2

PQC đề cập đến việc kiểm soát chất lượng được thực hiện trong suốt quá trình từ sản xuất nguyên liệu thô tới đóng gói và bảo quản thành phẩm. Tại quy trình này, nhân viên giám sát chất lượng sẽ tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên về chất lượng sản phẩm của từng quy trình, kiểm tra về phương pháp vận hành,... Và bộ phận PQC sẽ phân tích các vấn đề phát hiện được trong quá trình kiểm tra, từ đó đưa ra đề xuất và thực hiện các chiến lược cải tiến.

2.2. Các bước trong quy trình PQC

Quy trình PQC trong doanh nghiệp thường gồm 3 bước:

Bước 1: Xây dựng quy trình đánh giá chất lượng

Bộ phận PQC có nhiệm vụ xây dựng quy trình đánh giá chất lượng nhằm định hướng toàn bộ nhà máy tuân thủ theo những tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp. Các hoạt động này bao gồm việc xây dựng cẩm nang chất lượng, quy trình đảm bảo chất lượng, lập kế hoạch về chất lượng, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng,…

Mọi nhân viên trong nhà máy cần tuân thủ chặt chẽ quy trình trên, bên cạnh đó, bộ phận PQC cần liên tục cải tiến để phù hợp với những tiêu chuẩn mới.

Bước 2: Kiểm tra các công đoạn trong quy trình sản xuất

Đây là bước kiểm tra các công đoạn trong quy trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm được gia công theo đúng quy định, yêu cầu đề ra. 

Bước 3: Kiểm tra và phản hồi với bộ phận IQC khi phát hiện nguyên vật liệu đầu vào không đạt chất lượng

Cũng từ việc kiểm tra liên tục trong quy trình sản xuất trên, bộ phận PQC có thể dễ dàng phát hiện các nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng. Từ đó, phản hồi cho bộ phận IQC và điều chỉnh lại quy trình sản xuất cho phù hợp.

Bước 4: Phân loại bán thành phẩm chưa đạt yêu cầu và đưa ra yêu cầu người chịu trách nhiệm chỉnh sửa.

Bên cạnh việc đánh giá chất lượng tổng quan của nguyên vật liệu, bộ phận PQC sẽ phân loại các chi tiết, bộ phận bán thành phẩm chưa đạt yêu cầu. Từ đó đưa ra yêu cầu các cá nhân/bộ phận liên quan điều chỉnh, khắc phục theo đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật.

3. OQC - Quy trình kiểm soát chất lượng đầu ra 

3.1. OQC là gì?

OQC là viết tắt của từ Output Quality Control, nghĩa là kiểm soát chất lượng đầu ra. Đây là quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất xong, trước khi xuất xưởng. Mục đích của quy trình OQC là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đáp ứng các yêu cầu chất lượng đã được xác định, và không có bất kỳ lỗi chất lượng nào có thể ảnh hưởng đến khách hàng.

iqc-oqc-pqc-la-gi-3

3.2. Các bước trong quy trình OQC

Quy trình OQC trong doanh nghiệp thường gồm 3 bước:

Bước 1: Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của thành phẩm

Bộ phận OQC sẽ cần xác định được những tiêu chuẩn chất lượng cho từng sản phẩm thông qua việc đặt câu hỏi: Sản phẩm/dịch vụ cung cấp cần đạt những tiêu chí gì? Doanh nghiệp cũng cần lưu ý, khi xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá cần tuân thủ quy trình ISO cũng như những mục tiêu mà tổ chức đang thực hiện.

Bước 2: Kiểm soát chất lượng thành phẩm

Từ quy trình trên, đội ngũ nhân viên phòng OQC sẽ trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng thành phẩm trên toàn bộ dây chuyền sản xuất. Đối với các thành phẩm lỗi, sai sót trong kỹ thuật, cần được thu thập và xác định nguyên nhân gây ra lỗi/hỏng. Và sau đó sẽ chuyển yêu cầu sửa chữa cho bộ phận PQC.

Bước 3: Xử lý các yêu cầu, khiếu nại của khách hàng về chất lượng của sản phẩm

Bộ phận OQC có nhiệm vụ giải quyết những khiếu nại, yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm sau khi đã xuất xưởng. Từ đây, đội ngũ nhân viên OQC sẽ tìm ra các nguyên nhân làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm để kịp thời đưa ra đề xuất phương án xử lý khiếu nại, yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, báo cáo lại cho bộ phận QC để có những điều chỉnh phù hợp, tránh việc tái diễn các vấn đề trên.

4. FQC là gì? 

Ngoài 3 thuật ngữ thường gặp là IQC - PQC - OQC, FQC cũng là bước quan trong trong quy trình kiểm soát chất lượng của một doanh nghiệp. Vậy FQC là gì?

FQC (Final Quality Control) là Kiểm soát chất lượng cuối cùng là hành động kiểm tra và kiểm tra toàn diện chất lượng sản phẩm sau khi tất cả các quy trình được hoàn thành trước khi sản phẩm được đưa vào kho. Đây cũng là công việc kiểm tra chất lượng cuối cùng trước khi sản phẩm được đóng gói, đóng hộp. 

iqc-oqc-pqc-la-gi-4

Việc kiểm soát chất lượng ở giai đoạn này chủ yếu tập trung vào kiểm tra bề ngoài và kiểm tra hiệu suất. Ví dụ như màu sắc, độ bóng, độ nhám, gờ, có vết xước hay không; tính chất vật lý hoặc hóa học của vật liệu, tính chất điện, tính chất cơ học, kiểm soát vận hành,... 

Mục đích của việc kiểm tra ở giai đoạn này là để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các thông số kỹ thuật và thậm chí đáp ứng các yêu cầu của khách hàng (Fitness for Requirement). Do đó, các lỗi sản phẩm ở các mức độ khác nhau (mức độ nghiêm trọng, lớn và nhỏ) phải được phát hiện ở giai đoạn này.

Tuy nhiên không phải bất cứ tổ chức nào cũng cần tới quy trình FQC. Trong thực tế sẽ phụ thuộc vào quy mô sản xuất của doanh nghiệp và tính chất của từng loại hàng hóa mà có cần đến FQC hay không.

Kết luận

IQC, PQC và OQC là ba quy trình quan trọng trong hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Ba quy trình này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó quy trình IQC là bước đầu tiên để đảm bảo chất lượng sản phẩm, quy trình PQC là bước tiếp theo để duy trì chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, và quy trình OQC là bước cuối cùng để kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.

Việc hiểu IQC PQC OQC là gì và thực hiện tốt ba quy trình này sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao uy tín thương hiệu và tăng khả năng cạnh tranh của ngành sản xuất.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả và sự hoàn hảo trong quản lý chất lượng, việc ứng dụng hệ thống quản lý sản xuất hiện đại cũng là một biện pháp không thể bỏ lỡ. Hệ thống này giúp tự động hóa quy trình sản xuất của doanh nghiệp, tối ưu hóa lịch trình và tài nguyên, cung cấp dữ liệu theo thời gian thực và hỗ trợ quyết định sản xuất dựa trên dữ liệu.

SEEACT-MES - Kiểm soát chất lượng toàn diện từ đầu vào tới đầu ra (IQC - PQC - OQC - FQC) trong sản xuất

Với việc kết hợp giữa hệ thống quản lý chất lượng (QMS) và hệ thống MES sẽ tạo nên một môi trường sản xuất chất lượng hiệu quả và cạnh tranh. Điều này không chỉ đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất mà còn đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai. Hãy sẵn sàng đầu tư vào công nghệ và kiến thức để tiến xa hơn trong cuộc hành trình của doanh nghiệp bạn trong ngành sản xuất.

Hãy liên hệ ngay với DACO qua hotline: 0904.675.995 - Minh Anh để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật