Chi Tiết Sản Phẩm
Theo một nghiên cứu của Gartner, một công ty tư vấn hàng đầu thế giới, các doanh nghiệp áp dụng PLM có thể giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường tới 50% và chi phí sản xuất tới 20%. PLM ngày càng được áp dụng phổ biến và sẽ đạt giá trị 38,9 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng kép 10,4% trong giai đoạn 2020-2025. Vậy PLM là gì? Tại sao PLM trở thành yếu tố then chốt cho sự đổi mới và cải tiến sản phẩm. Cùng DACO tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
PLM là gì? PLM là viết tắt của Quản lý vòng đời sản phẩm (tiếng Anh: Product Lifecycle Management). Đây là một khái niệm đề cập đến việc quản lý thông tin và quy trình liên quan đến một sản phẩm, từ khi hình thành ý tưởng, phát triển và giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành/ổn định cho đến khi sản phẩm bị loại bỏ.
PLM có lịch sử lâu đời và ngày nay thường được biết đến như một giải pháp phần mềm, áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
PLM bao gồm các chức năng như quản lý dữ liệu sản phẩm, quản lý vòng đời sản phẩm, quản lý quy trình làm việc, cộng tác và tích hợp với các hệ thống khác trong doanh nghiệp như ERP (Enterprise Resource Planning) và CAD (Computer-Aided Design) để mang lại hiệu quả là tối ưu hóa quá trình sản xuất, giảm chi phí, tăng hiệu suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Ví dụ để hiểu hơn về PLM là gì: Giả sử bạn là một đầu bếp đang làm bánh. PLM giống như một người quản lý giúp bạn làm bánh ngon hơn, nhanh hơn và tiết kiệm hơn.
Sau khi biết được PLM là gì, có những lý do doanh nghiệp cần áp dụng PLM.
Đầu tiên, doanh nghiệp cần PLM để đáp ứng mục tiêu cuối cùng là sản xuất ra sản phẩm vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cao và tồn tại lâu dài.
Tiếp theo, hệ thống PLM sẽ giúp doanh nghiệp đối phó với những thách thức về mặt kỹ thuật và độ phức tạp khi phát triển sản phẩm mới.
Sau cùng, việc xác định sản phẩm đang ở giai đoạn nào trong vòng đời sẽ quyết định hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp.
Lợi ích chính của quản lý vòng đời sản phẩm bao gồm rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm, giúp doanh nghiệp biết khi nào nên tăng hoặc giảm sản xuất và cách tập trung vào quảng cáo, tiếp thị. Ngoài ra, PLM cung cấp thông tin cho việc ra quyết định kinh doanh, từ định giá sản phẩm, tung ra các chương trình khuyến mãi đến mở rộng hoặc cắt giảm chi phí.
Quản lý vòng đời sản phẩm hợp lý trong PLM mang lại nhiều lợi ích: Đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn với chất lượng cao, cải thiện độ an toàn của sản phẩm, tăng cơ hội bán hàng, giảm sai sót và lãng phí. Khi tìm hiểu PLM là gì, sau đây là những giai đoạn trong vòng đời mà sản phẩm nào cũng trải qua mà bạn cần biết:
Khi tìm hiểu PLM là gì bạn cần biết được các giai đoạn và vòng đời của sản phẩm là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả các hoạt động PLM. Các doanh nghiệp cần sử dụng các phương pháp đo lường để biết khi nào nên chuyển hàng hóa từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo.
Một trong những cách để nhận biết vòng đời sản phẩm đang phổ biến, ổn định hay suy giảm là dựa vào dữ liệu bán hàng theo thời gian. Doanh nghiệp sẽ biết đến lúc nào cần giảm sản xuất, tiếp thị hoặc cung cấp sản phẩm.
Phản hồi tích cực ngay từ đầu vòng đời cho thấy sản phẩm có tiềm năng phát triển. Phản hồi tiêu cực ở giai đoạn sau thể hiện nhu cầu sản phẩm đang suy giảm. Dựa vào phản hồi khách hàng cung cấp cho doanh nghiệp những nhu cầu chưa được giải quyết ở sản phẩm.
Nếu đối thủ cung cấp hàng hoá tốt hơn, nhanh hơn hoặc rẻ hơn thì cũng ảnh hưởng đến vòng đời sản phẩm của doanh nghiệp bạn.
Bằng cách sử dụng các số liệu như chất lượng đầu ra, hiệu quả sản xuất, lãng phí, doanh nghiệp có thể nhận thấy việc cung cấp sản phẩm có còn hợp lý hay không, và thay thế bằng phương pháp sản xuất khác,...
Dựa trên tương tác với khách hàng, nếu sản phẩm liên tục bị hỏng và cần sửa chữa, doanh nghiệp cần đánh giá lại hàng hoá.
Hiểu một cách đơn giản về PLM là gì thì đây là một công cụ mạnh mẽ có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả, phát triển sản phẩm mới, tăng cường sự hài lòng của khách hàng và cải thiện khả năng cạnh tranh. Những nguyên tắc cốt lõi của PLM là:
Sau khi biết PLM là gì và những lợi ích mà nó mang lại cho quá trình phát triển sản phẩm, không thể bỏ qua vai trò quan trọng của MES (Manufacturing Execution System) trong quản lý sản xuất.
Hệ thống quản lý sản xuất MES (Manufacturing Execution System) là một phần quan trọng của PLM. MES giúp theo dõi và giám sát quy trình sản xuất theo thời gian thực, cung cấp cho doanh nghiệp thông tin cần thiết để đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả.
Khi kết hợp PLM và hệ thống SEEACT-MES của công ty TNHH DACO, doanh nghiệp thu được lợi ích tối đa. PLM cung cấp thông tin sản phẩm cần thiết, trong khi SEEACT-MES giúp quản lý và giám sát quy trình sản xuất. Kết hợp hai hệ thống này giúp doanh nghiệp tạo ra một quy trình sản xuất hiệu quả, chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay theo hotline 0936.064.289-Mr.Vũ để tìm hiểu thêm về cách PLM và hệ thống MES của DACO có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất của bạn!
Xem thêm:
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com