Chi Tiết Sản Phẩm
Các doanh nghiệp thường phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn, như hỏng hóc máy móc, chậm trễ giao hàng, đến những sự kiện lớn hơn như tai nạn lao động, ô nhiễm môi trường, thậm chí là khủng hoảng về tài chính. Những rủi ro này, nếu không được kiểm soát một cách chặt chẽ và hiệu quả, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc xây dựng một quy trình kiểm soát rủi ro hiệu quả là vô cùng quan trọng.
Bài viết sẽ cung cấp cho bạn quy trình, ma trận để đánh giá và đưa ra ví dụ để bạn có thể áp dụng tốt hơn.
Hiểu đơn giản, kiểm soát rủi ro là tập hợp bao gồm những phương pháp, chính sách, công cụ, kỹ thuật mà các doanh nghiệp sử dụng nhằm đánh giá những tổn thất tiềm ẩn (có thể xảy ra), và thực hiện những hành động thiết thực nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ những mối đe dọa đó.
Việc kiểm soát những rủi ro mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, như:
Bước đầu tiên quan trọng đó là xác định bối cảnh, doanh nghiệp xác định phạm vi và bối cảnh để thực hiện kiểm soát rủi ro.
Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị các tiêu chí đánh giá rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra, thiết lập cấu trúc phân tích ngay từ bước đầu tiên này.
Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định tất cả các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Cần kiểm tra khu vực làm việc, xác định những mối nguy hiểm có thể xảy ra. Một số phương pháp cũng được sử dụng trong bước này như:
Sau đó, doanh nghiệp sẽ xác định được những rủi ro tiềm ẩn, chúng có thể là những rủi ro sau:
Ở bước này, doanh nghiệp tiến hành đánh giá mức độ nguy hiểm theo từng mối nguy, mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Các nhà quản lý có thể sử dụng ma trận rủi ro và kiểm soát (RACM). Đây là một phương pháp giúp xác định, đánh giá và quản lý bằng cách lập bản đồ mối quan hệ giữa các rủi ro tiềm ẩn và các biện pháp kiểm soát tương ứng. RACM giúp nhà quản lý đưa ra quyết định hiệu quả dựa trên dữ liệu.
RACM thường bao gồm các thành phần sau:
Một giả định về RACM trực quan bạn có thể tham khảo và bổ sung:
Khu vực kinh doanh |
Mô tả rủi ro |
Khả năng |
Tác động |
Xếp hạng rủi ro |
Biện pháp kiểm soát |
Kiểm soát hiệu quả |
Kế hoạch hành động |
Tài chính |
Giao dịch gian lận |
Trung bình |
Cao |
Cao |
Thực hiện kiểm soát truy cập mạnh mẽ |
Hiệu quả |
Thường xuyên xem xét các biện pháp kiểm soát truy cập |
Kiểm toán và tiến hành đối chiếu thường xuyên |
Hiệu quả |
Tăng tần suất kiểm toán |
|||||
Nhân sự |
Vi phạm dữ liệu nhân viên |
Thấp |
Cao |
Trung bình |
Lưu trữ và mã hoá dữ liệu an toàn |
Hiệu quả |
Giám sát các mối đe dọa bảo mật mới |
Đào tạo nhân viên về các hoạt động bảo mật dữ liệu |
Hiệu quả một phần |
Nâng cao chương trình đào tạo |
Bước tiếp theo là thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro, bao gồm:
Không có phương pháp hoàn hảo để kiểm soát rủi ro, vì vậy sau khi thực hiện các biện pháp, bạn cần tiếp tục đánh giá lại mức độ rủi ro sau đó. Nếu mức độ vẫn cao, bạn cần tiếp tục thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và khắc phục khác. Cứ như vậy lặp lại để mọi thứ đều hoạt động ổn định và hiệu quả, tránh các sự cố lớn có thể xảy ra.
Trong quá trình thực hiện các biện pháp để giảm thiểu rủi ro, bạn cần đánh giá xem biện pháp có hiệu quả hay không. Bạn cần kiểm tra lại các biện pháp khi:
Việc giám sát rủi ro thường xuyên sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ hơn và hiệu quả cao, đo lường hiệu quả, phát hiện các rủi ro phát sinh.
Starbucks, thương hiệu cà phê toàn cầu, đã áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát rủi ro chuỗi cung ứng. Với nguồn cung cấp hạt cà phê từ nhiều vùng trên thế giới, Starbucks đối mặt với nguy cơ gián đoạn từ biến động nguồn cung, thời tiết, bất ổn chính trị, và các sự kiện bất ngờ.
Để quản lý các rủi ro này, Starbucks triển khai chiến lược tìm nguồn cung ứng đa dạng, mua hạt cà phê từ nhiều nhà cung cấp trên các khu vực khác nhau. Phương pháp này giúp giảm phụ thuộc vào một nhà cung cấp hoặc khu vực, đảm bảo nguồn cung ổn định và giảm thiểu tác động của gián đoạn nguồn cung ứng tiềm ẩn.
Ngoài ra, Starbucks thiết lập bộ tiêu chuẩn "Thực hành Công bằng cho Người nông dân và Cà phê" (CAFE), bao gồm chất lượng sản phẩm, tính bền vững môi trường, và trách nhiệm xã hội. Hợp tác với các nhà cung cấp và tiến hành kiểm toán định kỳ giúp Starbucks giảm thiểu rủi ro về danh tiếng và các gián đoạn trong chuỗi cung ứng.
Ngoài ra, Starbucks ứng dụng phần mềm quản lý chuỗi cung ứng hiện đại để giám sát chuỗi cung ứng toàn cầu theo thời gian thực, phát hiện sớm rủi ro và nhanh chóng hành động để giảm thiểu. Nhờ cách tiếp cận chủ động này, Starbucks duy trì uy tín về chất lượng và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, hỗ trợ sự tăng trưởng liên tục của công ty.
Không chỉ là một hoạt động cần thiết, kiểm soát rủi ro còn là lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Trong bối cảnh phát triển từng ngày, từng giờ của ngành công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp sản xuất có thể tận dụng để áp dụng các công nghệ hiện đại vào quản lý rủi ro.
Với hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực tự động hóa sản xuất, DACO cung cấp giải pháp phần mềm quản lý sản xuất SEEACT-MES, giúp các doanh nghiệp kiểm soát rủi ro một cách tối ưu. SEEACT-MES không chỉ tự động hóa quy trình sản xuất mà còn tích hợp các công cụ phân tích và giám sát rủi ro theo thời gian thực. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể phát hiện và xử lý sớm các nguy cơ tiềm ẩn trong chuỗi sản xuất, đảm bảo duy trì hoạt động hiệu quả và hạn chế tối đa rủi ro.
Ngoài ra, với SEEACT-MES, doanh nghiệp không chỉ nâng cao năng lực quản lý mà còn tối ưu hóa hiệu suất, đáp ứng tiêu chuẩn cao trong môi trường sản xuất hiện đại. Liên hệ đến DACO theo hotline 0904.675.995 để được hỗ trợ tận tâm nhất.
Xem thêm:
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com