Chi Tiết Sản Phẩm
Là một nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, bạn luôn mong muốn tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình? Trong bối cảnh thị trường ngày càng khốc liệt, việc áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến là điều vô cùng cần thiết. Và SMED (Single Minute Exchange of Dies) chính là một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp bạn đạt được mục tiêu này. Cùng DACO tìm hiểu SMED là gì và cách thực hiện phương pháp này trong bài viết sau đây.
SMED là gì? SMED là viết tắt của Single Minute Exchange of Dies, hay còn gọi là Chuyển đổi nhanh. Đây là phương pháp nhằm giảm thiểu thời gian chuyển đổi máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất từ sản phẩm này sang sản phẩm khác. Dựa theo tên gọi, mục tiêu của SMED là rút ngắn thời gian chuyển đổi xuống dưới 10 phút (thời gian "một chữ số").
Phương pháp SMED được phát triển bởi hai kỹ sư người Nhật Bản là Shigeo Shingo và Taiichi Ohno trong những năm 1950 tại nhà máy sản xuất của Toyota. Tại thời điểm đó, Toyota mất tới 4h cho việc chuyển đổi dụng cụ và khuôn mẫu (setup time) cho máy dập 1000 tấn. Mục tiêu ban đầu của hai kỹ sư là giảm thời gian setup xuống còn 10 phút tuy nhiên sau những nỗ lực cải tiến, kết quả đã giảm thời gian setup xuống chỉ còn 3 phút.
Đây chính là thành công của phương pháp SMED. Vậy thành công khó tưởng tượng này được thực hiện như thế nào?
Trong SMED, có hai yếu tố chính:
Quy trình SMED tập trung vào việc tạo ra càng nhiều yếu tố bên ngoài khi thiết bị đang chạy càng tốt, và đơn giản hoá tất cả các yếu tố.
Để tìm hiểu về phương pháp SMED, hãy xem xét ví dụ sau:
Ở đây, các kỹ thuật được các đội đua xe sử dụng đó là thực hiện càng nhiều bước càng tốt trước khi điểm dừng bắt đầu (các yếu tố bên ngoài, khi xe đang chạy), sử dụng một nhóm phối hợp thực hiện nhiều bước song song để tạo ra một quy trình tiêu chuẩn được tối ưu hoá.
Doanh nghiệp áp dụng phương pháp SMED thành công sẽ thu được những lợi ích sau:
Sau khi biết SMED là gì, lợi ích của phương pháp này, hãy tiến hành tìm hiểu về quy trình thực hiện chi tiết của phương pháp.
Đầu tiên, ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp là cần xác định được doanh nghiệp mình đang lãng phí thời gian làm việc vào hoạt động nào. Cần thu thập dữ liệu và phân tích chi tiết về các tổn thất ít nhất hai tuần để có được bức tranh toàn cảnh về hoạt động sản xuất, để biết được thời gian sản xuất bị mất ở đâu, trước khi áp dụng SMED.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý hiệu suất tổng thể thiết bị OEE (Overall Equipment Effectiveness) như SEEACT-OEE để giám sát, thu nhận dữ liệu hoạt động của máy móc theo thời gian thực và đưa ra phương hướng cải tiến.
Để đưa ra hành động (ACT) ta cần nhìn thấy theo thời gian thực (SEE), doanh nghiệp áp dụng SEEACT-OEE có thể biết được những điểm chưa hiệu quả của mình trong quy trình sản xuất, để áp dụng SMED cũng như tìm ra phương hướng giải quyết.
Bước tiếp theo, tiến hành lựa chọn thiết bị thí điểm cho SMED. Thiết bị lý tưởng cần có quá trình chuyển đổi lâu (từ một đến ba giờ), có nhiều chuyển đổi mỗi tuần. Doanh nghiệp cần chấp nhận được thời gian thiết bị có thể ngừng hoạt động ngoài dự kiến trong quá trình thí điểm SMED cho thiết bị này. Ngoài ra các nhân viên có liên quan đều được tham gia.
Sau khi lựa chọn thiết bị, hãy ghi lại thời gian cơ bản cho việc chuyển đổi, đó là thời gian giữa việc sản xuất bộ phận cuối cùng và sản xuất bộ phận đầu tiên.
Bước tiếp theo của SMED, doanh nghiệp cần tạo danh sách các công việc được thực hiện, mô tả, và thời gian để hoàn thành các công việc. Các yếu tố bao gồm “con người” và yếu tố “thiết bị”.
Ở bước này của phương pháp SMED, các công việc khi máy dừng được thực hiện ít hoặc được chuyển sang thực hiện khi máy đang hoạt động.
Đối với mỗi công việc, người quản lý nên đặt câu hỏi là: Liệu công việc này, như đang thực hiện hay nếu cải tiến thay đổi đi, có thể được hoàn thành trong khi thiết bị đang chạy không?
Hoặc: “Nếu có cách để đưa công việc yếu tố trong này thành yếu tố ngoài thì đó sẽ là gì? Làm thế nào để chúng ta có thể làm điều đó?”
Một số ví dụ cho công việc yếu tố ngoài có thể được thực hiện khi máy đang chạy khi áp dụng SMED như:
Ở bước cuối của SMED, các yếu tố còn lại được tinh giản và đơn giản để có thể hoàn thành trong thời gian ngắn nhất. Cần ưu tiên các yếu tố bên trong để mục tiêu chính là giảm thời gian chuyển đổi khi máy dừng.
Trong SMED, ở bước này, nên đặt câu hỏi: “Làm thế nào để hoàn thành yếu tố này trong thời gian ngắn hơn? Làm thế nào để đơn giản hoá yếu tố này?”
Sau đó hãy tạo danh sách công việc đã được chuẩn hoá để phổ biến đến mọi người.
Khi triển khai SMED, có hai loại cải tiến chính là con người (chuẩn bị, tổ chức) và kỹ thuật. Trong đó, cải tiến các yếu tố con người thường nhanh và tốn ít chi phí hơn so với yếu tố kỹ thuật, các doanh nghiệp nên tập trung vào yếu tố con người để cải tiến theo SMED.
Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp SMED cần có sự cam kết của ban lãnh đạo, sự tham gia tích cực của nhân viên trong quá trình thực hiện. Cần kiên trì thực hiện và cải tiến liên tục phương pháp SMED.
Tóm lại, khi tìm hiểu SMED là gì thì đây là một phương pháp hiệu quả, giảm đáng kể thời gian để chuyển đổi giữa quá trình sản xuất các sản phẩm, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh đáng kể. Do vậy, việc áp dụng SMED là một quyết định sáng suốt của các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc áp dụng SMED và nâng cao hiệu quả sản xuất, DACO đưa đến giải pháp SEEACT-OEE. Với hệ thống này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Để tìm hiểu thêm về giải pháp SEEACT-OEE, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0936.064.289-Mr.Vũ.
Xem thêm:
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com