Chi Tiết Sản Phẩm
Trong mỗi quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Giữa hàng loạt các công cụ và kỹ thuật quản lý chất lượng, "Check Sheet" nổi lên như một công cụ đơn giản nhưng đầy mạnh mẽ. Nhưng Check sheet là gì? Cần sử dụng phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm khi nào? Cùng DACO Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Phiếu kiểm tra chất lượng còn được gọi là Check sheet, là một công cụ đơn giản được sử dụng trong quản lý chất lượng để thu thập dữ liệu và theo dõi các sự kiện, hiện tượng hoặc vấn đề liên quan đến quy trình sản xuất hoặc dịch vụ. Check sheet giúp tổ chức có cái nhìn tổng quan về tần suất xuất hiện của các sự cố, giúp xác định nguyên nhân và đưa ra các quyết định cải thiện chất lượng.
Check sheet thường được thiết kế để thu thập dữ liệu theo một cấu trúc cụ thể, và người sử dụng có thể đánh dấu hoặc ghi chú theo từng mục tiêu cụ thể. Điều này giúp dễ dàng phân tích dữ liệu sau đó để tìm ra các xu hướng, mô hình hoặc vấn đề cần giải quyết.
Các loại phiếu kiểm tra chất lượng có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích sử dụng, như kiểm tra chất lượng sản phẩm, theo dõi thời gian bảo trì, đánh giá hiệu suất nhân viên,... Check sheet là một trong 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản và đôi khi được sử dụng như một phần của các phương pháp khác như Six Sigma hay Lean Manufacturing.
Sử dụng Check Sheet trong quá trình quản lý chất lượng mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho tổ chức. Cụ thể:
Xem thêm: Biểu đồ nhân quả trong 7 Công cụ quản lý chất lượng trong sản xuất
Có thể thấy rằng Check sheet là một công cụ quản lý chất lượng khá là linh hoạt. Là một dạng form mẫu nhưng lại không theo một form mẫu cố định. Nó có thể tùy biến miễn sao thu thập được dữ liệu theo nhu cầu, mong muốn của người sử dụng. Vậy, khi nào cần sử dụng đến phiếu kiểm tra chất lượng?
Theo bậc thầy về chất lượng Kaoru Ishikawa, có 5 cách để sử dụng Check Sheet trong kiểm soát chất lượng bao gồm:
Sau khi tìm hiểu Check sheet là gì cũng biết lợi ích Phiếu kiểm tra chất lượng mang lại. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại Check sheet thường gặp cũng như chức năng của từng loại.
Hiện nay có 5 kiểu phiếu kiểm tra chất lượng thường được sử dụng phổ biến gồm:
Loại check sheet này thường được sử dụng khi cần phân loại ra các nhóm khác nhau để theo dõi xem vấn đề đang nằm ở nhóm nào là chủ yếu. Chẳng hạn chúng ta sẽ phân ra thành các nhóm lỗi khác nhau, hay phân ra thành những hoạt động trong quy trình khác nhau, hay đối với than phiền của khách hàng chúng ta sẽ xem là khách hàng chủ yếu than phiền vào những vấn đề gì để giải quyết một cách triệt để.
Ví dụ: Trong một công ty ép nhựa hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7 có những lỗi thường gặp là công vênh, bong bóng, lõm bề mặt, thiếu liệu, dính dơ, sai màu, vết nứt, đường nối lớn,.. Chúng ta có thể thiết kế được một phiếu kiểm tra phân loại như sau:
Dựa vào phiếu kiểm tra check sheet sau khi thu thập dữ liệu, lõm bề mặt và cong vênh là 2 lỗi chiếm tỉ trọng cao, lần lượt là 12 và 11 lần xuất hiện. Do đó cần có ngay các hoạt động để tìm nguyên nhân sâu hơn, hành động khắc phục và phòng ngừa phù hợp cho những lỗi này. Quan sát thêm phiếu kiểm tra có thể thấy thứ 7 phát sinh nhiều lỗi nhất và thuộc nhiều dạng lỗi khác nhau. Như vậy cần tiếp tục theo dõi và rà soát xem nhân viên công ty có tâm lý cuối tuần hay không trong quá trình sản xuất để kịp thời khắc phục.
Bảng kiểm tra định vị được sử dụng để thống kê những lỗi thường hay xảy ra tại vị trí nào và dạng lỗi nào tại những vị trí đó đối với sản phẩm của mình.
Ví dụ về phiếu kiểm tra định vị tại công đoạn sơn cửa ô tô, các lỗi thường phát sinh là bong bóng, chảy sơn và chảy xước. Chúng ta thiết kế được một phiếu kiểm tra check Sheet định vị như sau:
Sau quá trình tiến hành thu thập dữ liệu, ta thấy rằng lỗi bong bóng là lỗi xuất hiện nhiều nhất và thường xuất hiện tại hai bên cánh cửa. Như vậy, ta cần tập trung xem xét tại sao lỗi bong bóng thường xuất hiện tại vị trí hai bên cánh cửa như vậy. Lúc này, phạm vi của các nguyên nhân có thể gây ra lỗi được giảm bớt.
Phiếu kiểm tra tần suất được thiết kế rất là đơn giản, hỗ trợ cho việc thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng trong giải quyết vấn đề, những vấn đề thường hay gặp phải và đang cần giải quyết một cách nhanh chóng.
Lấy ví dụ ở phiếu kiểm tra Check Sheet phân loại, nếu ta chỉ cần quan tâm tới tần suất mà chưa cần tìm hiểu số bên trong, ta có thể thiết kế một bản kiểm tra tần suất đơn giản và nhanh chóng như sau:
Sau khi thu thập dữ liệu, kết quả là lỗi lõm bề mặt và lỗi cong vênh là hai lỗi chúng ta cần tập trung giải quyết nhất.
Phiếu kiểm tra thang đo sẽ cho chúng ta một bức tranh tổng thể về sự biến thiên của dữ liệu đối với một quá trình hay đối với một sản phẩm. Khi đó thì nó sẽ có hình dạng giống như Histogram (Biểu đồ tần suất) vậy.
Ví dụ về bản kiểm tra thang đo tại một một công ty sản xuất sợi có công đoạn xử lý nhiệt, cần có nhiệt độ lò sấy là 225 độ C, giao động cho phép là cộng trừ 20 độ. Mức độ theo dõi nhiệt độ là kiểm tra mỗi giờ. Ta thiết kế được một bản kiểm tra thang đo như sau:
Tiến hành thu thập dữ liệu, nhiệt độ thường có xu hướng tăng rồi giảm nhưng chưa tạo được mức ổn định quanh mức 225 độ C. Cần xem xét lại quá trình canh chỉnh nhiệt độ lò và có hướng dẫn thao tác chỉnh nhiệt phù hợp.
Danh sách kiểm tra là loại phiếu kiểm tra Check Sheet chúng ta vẫn thường bắt gặp. Những bước được liệt kê trong danh sách kiểm tra giúp chúng ta ngăn ngừa được những vấn đề có thể xảy ra, do đó có thể gọi Check list là một trong những biện pháp để ngăn ngừa sai lỗi.
Ví dụ về danh sách kiểm tra tại một công ty. Vào mùa mưa hệ thống thoát nước của khu vực thường bị tắc, gây ngập ống và hư hại sản phẩm trong công ty. Một đội được cử ra để phụ trách kiểm tra thường xuyên các khu vực mỗi đầu giờ, cuối giờ và khi có trời mưa. Ta thiết kế được danh sách kiểm tra ngập nước cụ thể cho một khu vực như sau:
Từ danh sách này đội phụ trách sẽ kiểm tra từng khu vực hàng ngày, tránh sai sót hoặc kiểm tra thiếu khu vực.
Để lập được phiếu kiểm tra Check sheets chúng ta cần thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch thu thập dữ liệu
Trong bước này cần xác định rõ câu hỏi cần trả lời là gì, càng rõ càng tốt. Ví dụ về một số câu hỏi các bạn có thể sử dụng ở bước này:
Bước 2: Thiết kế phiếu kiểm tra Check sheet
Bước này ta xem xét với thông tin cần thu thập xem dạng bảng kiểm tra nào là phù hợp:
Bước 3: Bắt đầu tiến hành thu thập dữ liệu
Trong bước này, nhà quản lý sẽ hướng dẫn cách thức thu thập dữ liệu cho nhân viên. Ghi nhận phản hồi trong quá trình thu thập dữ liệu của họ.
Bước 4: Xem xét và điều chỉnh
Rà soát thông tin thu được và quá trình thu thập, có khó khăn và hạn chế gì không. Qua đó thực hiện các điều chỉnh cần thiết để thu thập được dữ liệu chính xác và nhanh chóng.
Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi lập và sử dụng Check Sheet:
Như vậy, DACO đã giải thích cho bạn về Check Sheet là gì cũng như cung cấp đầy đủ thông tin về Phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm. Tuy chỉ là một công cụ đơn giản nhưng nó lại là cơ sở quan trọng trong quy trình quản lý chất lượng sản phẩm. Việc thu thập thông tin một cách có tổ chức, liên tục và chính xác thông qua phiếu kiểm tra chất lượng không chỉ giúp tổ chức xác định sự cố một cách nhanh chóng mà còn tạo ra cơ hội để cải thiện liên tục.
Với sự hỗ trợ của các công cụ quản lý chất lượng như Check Sheet và hệ thống MES, doanh nghiệp có thể đạt được sự linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng đối với thách thức của thị trường, đồng thời xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng mạnh mẽ và bền vững, giúp họ kiểm soát và nâng cao chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 0904.675.995 - Minh Anh để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Tham khảo thêm:
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com