Chi Tiết Sản Phẩm
Hành tinh của chúng ta đang đối mặt với những thách thức môi trường chưa từng có. Biến đổi khí hậu cùng những hiện tượng thời tiết cực đoan ngày một gia tăng, ô nhiễm không khí và nguồn nước đe dọa sức khỏe con người, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,... Trước tình hình cấp bách này, "chuyển đổi xanh" không chỉ là một xu hướng, mà là một hướng đi tất yếu cho các quốc gia. Song hành cùng chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 5.0, chuyển đổi xanh là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Cùng DACO tìm hiểu rõ về chủ đề này trong bài viết sau.
Chuyển đổi xanh là sự chuyển đổi toàn diện hướng tới các hoạt động, công nghệ và chính sách bền vững với môi trường trong các lĩnh vực của xã hội. Nó chuyển đổi các hoạt động sử dụng nhiều tài nguyên và gây ô nhiễm sang các giải pháp thay thế bền vững và thân thiện với môi trường.
Mục tiêu của xu hướng chuyển đổi xanh là giảm thiểu biến đổi khí hậu, giảm tác động ô nhiễm môi trường và thúc đẩy một tương lai xanh, bền vững hơn cho con người.
Việc chuyển đổi diễn ra trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, tiêu thụ năng lượng, giao thông vận tải, quản lý chất thải, nông nghiệp đến xây dựng… Đó là việc áp dụng những nguồn năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu quả năng lượng, giảm phát thải nhà kính, thực hiện nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy các hoạt động, sản phẩm thân thiện với môi trường.
Các nguyên tắc của chuyển đổi xanh là:
Chuyển đổi xanh không phải chỉ là một xu hướng mà mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, điển hình như:
Theo báo cáo của Nielsen năm 2021, 66% người tiêu dùng toàn cầu sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp có trách nhiệm với môi trường. Nhiều sản phẩm "hữu cơ" hoặc thân thiện với môi trường ngày càng được khách hàng ưu tiên lựa chọn.
Từ đó cho thấy xu hướng chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng thị phần, doanh thu và duy trì lòng trung thành của khách hàng cũng như đối tác. Nhiều doanh nghiệp đã và đang áp dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như ống hút giấy, túi giấy,..
Phát triển sản phẩm xanh không chỉ là nghĩa vụ về môi trường mà còn là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu bền vững. Khách hàng ngày càng ưu ái các thương hiệu có cam kết mạnh mẽ về bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội, giúp doanh nghiệp tăng cường gia tăng uy tín và giá trị cho thương hiệu của mình.
Các chính phủ và tổ chức quốc tế đang áp dụng nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi dành cho doanh nghiệp cam kết chuyển đổi xanh. Những hỗ trợ này giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và khuyến khích các hoạt động đổi mới và phát triển sản phẩm xanh cho xã hội.
Sản phẩm xanh có tiềm năng lớn, và thị trường đang dần chấp nhận rộng rãi các sản phẩm, dịch vụ xanh. Vì vậy đây là cơ hội thu hút các nhà đầu tư cho các doanh nghiệp. Bằng cách chứng minh cam kết bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu hút vốn đầu tư và nhận hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế.
Năm 2015, Liên Hợp Quốc thông qua Chương trình Nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), bao gồm các khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường, cung cấp khuôn khổ toàn diện cho quá trình chuyển đổi trên toàn cầu.
Năm 2020, Thỏa thuận Xanh của EU hướng đến mục tiêu châu Âu trung hòa khí hậu vào năm 2050, phát triển kinh tế bằng công nghệ xanh, xây dựng ngành công nghiệp và giao thông bền vững, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm.
Các tiến bộ công nghệ đóng vai trò quan trọng trong xu hướng chuyển đổi xanh. Năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, cùng với các giải pháp tiết kiệm năng lượng và giao thông bền vững, đã thúc đẩy sự chuyển đổi ngày càng mạnh mẽ.
Hiện nay, các sáng kiến như chứng nhận xanh, chương trình giảm khí thải carbon và quản lý chuỗi cung ứng bền vững đã trở thành xu hướng nổi bật, cho thấy cam kết ngày càng lớn của doanh nghiệp đối với phát triển môi trường bền vững.
Việt Nam, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu, một số chính sách đã được đề ra như:
Ngoài ra, chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo, bao gồm giá mua điện ưu đãi, hỗ trợ về đất đai và thủ tục hành chính.
Tại Việt Nam, ứng dụng công nghệ số trong nông nghiệp giúp tối ưu hóa việc sử dụng nước, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường và nâng cao năng suất.
Chính phủ đang khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng áp dụng các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, góp phần giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường.
Xu hướng chuyển đổi xanh đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và thực hiện. Sau đây là một số giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện việc chuyển đổi một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Doanh nghiệp có thể sử dụng năng lượng tái tạo nhưng năng lượng mặt trời, gió hoặc năng lượng sinh khối để thay thế cho năng lượng hoá thạch. Các công nghệ số và hệ thống thông minh được ứng dụng để giám sát, điều chỉnh và tối ưu hoá quy trình tiêu thụ năng lượng, đảm bảo việc sử dụng ở mức tối ưu nhất.
Càng phát triển, doanh nghiệp phải đối mặt với lượng tài nguyên tiêu hao và rác thải khổng lồ. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã áp dụng các hệ thống thông minh để tiết kiệm và tái sử dụng tài nguyên. Như hệ thống quản lý nước thông minh giúp giảm lãng phí nước, công nghệ cảm biến để giám sát rác thải.
Các công nghệ này không chỉ giám sát tự động mà còn đưa ra cảnh báo khi rác thải vượt ngưỡng cho phép, giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình thu gom, tránh ô nhiễm môi trường và giảm chi phí xử lý rác.
Sử dụng các hệ thống quản lý năng lượng hiện đại trong chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp nắm bắt, kiểm soát mức tiêu hao năng lượng và tài nguyên. Bằng cách tích hợp với hệ thống này, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu theo thời gian thực, sau đó phân tích để đưa ra các biện pháp tối ưu, giảm lãng phí năng lượng. Hệ thống này cũng có thể dự đoán các nhu cầu năng lượng trong tương lai, hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp.
Mô hình dữ liệu năng lượng tiêu chuẩn cung cấp cho doanh nghiệp một công cụ để đo lường và cải thiện hiệu suất năng lượng. Chẳng hạn, một công ty sản xuất có thể theo dõi mức tiêu thụ năng lượng ngay cả khi thiết bị không hoạt động, giúp phát hiện các nguồn tiêu thụ không cần thiết và điều chỉnh chúng kịp thời.
Việc giám sát và quản lý chặt chẽ này không chỉ giảm thiểu chi phí năng lượng mà còn góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu khí thải carbon, tạo sự bền vững lâu dài.
DACO - nhà cung cấp giải pháp quản lý năng lượng uy tín với giải pháp quản lý điện năng SEEACT-PMS, nhiệt độ, độ ẩm SEEACT-EMS sẽ mang đến những công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh đầy thách thức này.
Phân tích dữ liệu trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh cho phép doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tác động môi trường của mình. Qua việc thu thập và khai thác dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, doanh nghiệp có thể xác định các khu vực cần cải tiến và tối ưu hóa, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Việc phân tích dữ liệu cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc dự đoán và lập kế hoạch tiêu thụ năng lượng, góp phần tạo ra các chiến lược chuyển đổi hiệu quả và bền vững.
Hiện nay, nhiều tiêu chuẩn và quy định quốc tế, khu vực được đưa ra hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Doanh nghiệp cần tuân thủ và áp dụng các quy định cũng là một phương pháp để hướng tới xu hướng phát triển bền vững hiệu quả.
Hiện nay, bộ tài nguyên và môi trường, chính phủ và các cơ quan liên quan đã và đang nỗ lực để nâng cao nhận thức, hướng dẫn doanh nghiệp, hiệp hội thực hiện chuyển đổi xanh. Đây là cơ hội lớn mà doanh nghiệp cần tận dụng.
Các tiêu chuẩn phổ biến ở trên thế giới đã được chuyển đổi thành các tiêu chuẩn Việt Nam. Giúp các doanh nghiệp Việt có thể dễ dàng triển khai.
Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp chuyển đổi gia tăng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng những tiêu chuẩn của các đối tác nước ngoài.
Đặc biệt, các tổ chức tài chính toàn cầu và các quốc gia lớn đã phát triển các chính sách nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi tại các nước đang phát triển. Doanh nghiệp cần ghi nhận mức giảm phát thải carbon từ giai đoạn chuẩn bị dự án cho đến khi hoàn thành để chứng minh nỗ lực chuyển đổi và giảm thiểu phát thải của mình.
Những nỗ lực này sẽ giúp doanh nghiệp tích lũy tín chỉ carbon, là yếu tố được các công ty định giá toàn cầu căn cứ trên nhiều tiêu chí, bao gồm trách nhiệm xã hội, điều kiện làm việc của người lao động, và cải thiện môi trường sống cho cư dân gần khu vực sản xuất.
Tín chỉ carbon còn là công cụ tài chính giúp bù đắp chi phí cho doanh nghiệp chuyển đổi xanh thông qua việc bán trên thị trường quốc tế, tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp và giảm gánh nặng tài chính trong quá trình giảm phát thải.
Năm 2023, Việt Nam đã vươn lên Top 20 nền kinh tế xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới. Để duy trì vị thế này, đặc biệt tại các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam phải tuân thủ các quy định quốc tế.
Từ tháng 1/2023, EU đã ban hành quy định yêu cầu các công ty niêm yết thực hiện báo cáo phát triển bền vững. Theo quy định này, đến tháng 6/2024, các nước châu Âu phải đưa yêu cầu này vào luật quốc gia. Các tổ chức tài chính toàn cầu cũng đặt ra yêu cầu tương tự cho Việt Nam, thúc đẩy các doanh nghiệp lập báo cáo ESG, nêu rõ các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường. Nếu không thực hiện quy định, các doanh nghiệp chuyển đổi xanh có thể bị hạn chế trong thương mại và đầu tư quốc tế.
Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) của EU, áp dụng từ tháng 1/2023, ảnh hưởng trực tiếp đến bốn sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam: thép, xi măng, nhôm, và phân bón. Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu sẽ cần cung cấp báo cáo giảm phát thải trong sản xuất. Từ tháng 1/2026, các quốc gia xuất khẩu vào châu Âu phải mua tín chỉ các-bon cho hàng hóa của mình, theo đúng tiêu chuẩn xanh của EU.
Trong bối cảnh này, doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ các tiêu chuẩn thương mại xanh sẽ có cơ hội lớn trong đầu tư và thương mại toàn cầu. Ngược lại, thiếu tuân thủ sẽ dẫn đến mất đơn hàng, đặc biệt tại châu Âu – nơi ưu tiên tiêu chuẩn xanh hàng đầu, chất lượng thứ hai và giá cả thứ ba. Các tổ chức tài chính cũng đánh giá rủi ro khí hậu là yếu tố hàng đầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất.
Chắc hẳn, bạn đã hiểu về chuyển đổi xanh là gì. Đây là xu hướng, là một quá trình tất yếu đã, đang và sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong tương lai gần. Các doanh nghiệp cần thực hiện việc chuyển đổi này như một chiến lược để nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững.
Xem thêm:
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com