Chi Tiết Sản Phẩm
Trong quá trình quản lý doanh nghiệp, việc đảm bảo kiểm soát hàng tồn kho là một yếu tố quan trọng, đặc biệt là khi nói đến việc tính toán hàng tồn vào cuối kỳ. Việc áp dụng công thức tính hàng tồn kho cuối kỳ không chỉ giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng về tình hình kho hàng mà còn là số liệu quan trọng trong báo cáo tài chính để đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả. Bài viết sau sẽ giải thích chi tiết về công thức, và ví dụ minh họa với các phương pháp tính phổ biến hiện nay.
Theo chuẩn mực kế toán số 02 của Bộ Tài Chính, hàng tồn kho của một doanh nghiệp là những tài sản được lưu trữ trong kho để sử dụng sản xuất hoặc kinh doanh, những bán thành phẩm chưa hoàn thiện hay nguyên vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất, bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Giá trị của hàng tồn kho của một doanh nghiệp được tính theo nguyên tắc giá gốc và được ghi lại trong phần tài sản ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán bởi những loại hàng hoá này dự kiến sẽ được luân chuyển và bán cho khách hàng trong vòng một năm.
Các loại hàng tồn kho trong một doanh nghiệp áp dụng vào công thức tính hàng tồn kho là:
Công thức tính hàng tồn kho cuối kỳ tính toán số lượng hàng hoá có sẵn trong kho để bán vào cuối kỳ kế toán. Đây chính là số liệu để theo dõi vào cuối mỗi năm của doanh nghiệp. Vậy tại sao cần áp dụng công thức tính tồn cuối kỳ?
Công thức tính hàng tồn kho cuối kỳ như sau:
Tồn kho cuối kỳ = Số dư hàng tồn kho đầu kỳ + Mua nguyên liệu thô – Giá vốn hàng bán
Giải thích công thức hàng tồn kho:
Ví dụ: Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ của doanh nghiệp bạn là 10.000 USD, đầu tư 5.000 USD vào mua nguyên liệu thô, bán ra 12.000 USD cùng kỳ. Vậy lượng tồn cuối kỳ sẽ là 3.000 USD
Sau đây là 5 cách tính hàng tồn kho để doanh nghiệp lựa chọn. Cần lưu ý bạn chỉ nên áp dụng 1 phương pháp để đảm bảo số liệu chính xác và hợp lý.
Phương pháp nhập trước sẽ được bán trước (First In, First Out) chỉ những mặt hàng cũ nhất được bán trước và được sử dụng trong suốt kỳ.
Giả sử bạn cần tính lượng tồn kho cuối kỳ của một cửa hàng bán lẻ. Tồn đầu kỳ là 5.000$. Bạn mua 150 cây nến với giá 7$/cây. Giữa năm, nhà cung cấp tăng giá nên bạn mua thêm 150 cây nữa với giá 9$/cây. Tổng chi phí mua trong kỳ là 2.400$. Cuối kỳ kế toán, hệ thống quản lý hiển thị bán được 130 cây nến.
Theo phương pháp FIFO, do lúc trước cửa hàng mua nến với giá 7$, nên giá vốn hàng bán sẽ là 7$x130=910$
Áp dụng công thức tính hàng tồn kho , bạn tính được Tồn cuối kỳ = Tồn đầu kỳ (5.000$) + số lần mua nguyên liệu, mua mới (2.400$) - giá vốn hàng bán ($910) = 6.490$
Last In, First Out: Phương pháp nhập sau xuất trước giả định rằng những hàng hoá nhập sau sẽ là những mặt hàng được bán ra trước.
Áp dụng ví dụ trên, giá vốn hàng bán giờ được tính bằng 9$x130=1.170$
Từ đó áp dụng công thức tính tồn cuối kỳ tính được tồn kho cuối kỳ = Tồn kho đầu kỳ (5.000$) + mua hàng mới(2.400$) - giá vốn hàng bán (1.170$) = 6.230$
Phương pháp tính giá vốn hàng bán theo bình quân gia quyền đó là tính giá trị trung bình của mỗi đơn vị lưu kho. Cụ thể được tính bằng cách chia tổng chi phí cho số lượng hàng tồn kho.
Với ví dụ trên, theo phương pháp bình quân gia quyền, chi phí trung bình cho mỗi cây nến trong kho là: 2.400$ (chi phí mua hàng)/300(số lượng cây nến)=8$. Nhân 8$ với 130 lần bán sẽ tính được giá vốn hàng bán là 1.040 $
Từ đó áp dụng công thức tính hàng tồn kho cuối kỳ, giá trị tồn kho cuối kỳ = Tồn kho đầu kỳ (5.000$) + mua hàng mới (2.400$) - giá vốn hàng bán (1.040$) = 6.360$
Phương pháp lợi nhuận gộp là tính tỷ lệ phần trăm trên doanh thu bạn sẽ kiếm được trên mỗi sản phẩm sau khi trừ đi chi phí sản xuất. Cụ thể công thức hàng tồn kho này tính theo 3 bước như sau:
Phương pháp này áp dụng cho các cửa hàng hoặc doanh nghiệp bán lẻ, áp dụng các số liệu của kỳ trước trước đó để tính toán hàng tồn cuối kỳ sau, được tính theo 4 bước:
Tóm lại, dựa trên những công thức tính tồn cuối kỳ trên có thể ước tính giá trị hàng lưu kho cuối kỳ. Tuy nhiên để có được số liệu chính xác doanh nghiệp cần kiểm kê thực tế.
Giá trị tồn kho cuối kỳ là số liệu quan trọng của báo cáo tài chính, báo cáo kinh doanh nhằm đưa ra phương án điều chỉnh mang tính chiến lược, vì vậy cần được tính toán cẩn thận và chính xác.
Hy vọng với những công thức tính hàng tồn kho trên sẽ giúp bạn dễ dàng tính được giá trị hàng tồn cuối kỳ của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, để kiểm kê nhanh chóng, hiệu quả, chính xác và quản lý tồn kho một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý kho thông minh SEEACT-WMS - Một giải pháp hàng đầu ứng dụng công nghệ Barcode, QR Code giúp cải thiện hiệu suất kho tối đa, tiết kiệm nhiều chi phí và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với DACO qua hotline: 0936.064.289 - Mr. Vũ để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm:
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com