Trải Nghiệm Nổ Hũ Tại 58win

Danh Mục Sản Phẩm

Doanh nghiệp số là gì? 7 Mô hình doanh nghiệp số phổ biến

Mã Sản Phẩm
: So hoa va chuyen doi so 05
Tên Sản Phẩm
: Doanh nghiệp số là gì? 7 Mô hình doanh nghiệp số phổ biến
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Tìm hiểu doanh nghiệp số là gì, lợi ích và thách thức khi chuyển đổi số trong sản xuất. Bài viết cung cấp ví dụ thực tế về các doanh nghiệp ứng dụng thành công, cùng giải pháp phần mềm quản lý sản xuất giúp nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và tăng cường cạnh tranh.

Chi Tiết Sản Phẩm


Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển từng ngày, từng giờ như hiện nay, việc chuyển đổi số doanh nghiệp đã không còn là lựa chọn, mà dần trở thành yêu cầu bắt buộc để đứng vững trên thị trường. “Doanh nghiệp số” như một mũi tên tiến thẳng đến đích, mang đến cho doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số những lợi ích to lớn. Hãy cùng DACO tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

doanh-nghiep-so-la-gi

1. Doanh nghiệp số là gì?

Doanh nghiệp số không chỉ đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh. Nó là một sự chuyển đổi toàn diện, từ tư duy, chiến lược, quy trình vận hành đến mô hình kinh doanh, nhằm tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ số để tạo ra giá trị mới và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Doanh nghiệp số ứng dụng công nghệ hiện đại như Big Data, Blockchain, trí tuệ nhân tạo (AI), IoT và nhiều giải pháp công nghệ khác để tối ưu hóa quy trình vận hành. Các giải pháp này không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn tạo điều kiện cho việc chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện, thúc đẩy sự phát triển bền vững và giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trong thị trường.

2. Tầm quan trọng của doanh nghiệp số

Doanh nghiệp công nghệ số có vai trò vô cùng quan trọng, mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp:

tam-quan-trong-cua-chuyen-doi-so-doanh-nghiep

2.1 Tối ưu quy trình vận hành

Doanh nghiệp sử dụng các công nghệ tiên tiến vào các quy trình và hoạt động kinh doanh. Nhờ đó cải thiện chất lượng của sản phẩm, giảm các chi phí về nhân lực, lãng phí, giảm rủi ro, tiết kiệm chi phí vận hành.

2.2 Số hoá các quy trình

Lợi ích này mang đến cho doanh nghiệp những quy trình kinh doanh được tự động hoá. Cơ cấu tổ chức giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu suất làm việc. Bằng điện toán đám mây, doanh nghiệp lưu trữ và quản lý dữ liệu linh hoạt hơn, an toàn hơn và dễ dàng truy cập.

2.3 Tối ưu thu thập và phân tích dữ liệu

Doanh nghiệp có thể thu thập và phân tích dữ liệu nhanh chóng với các công nghệ số hiện đại. Với Big Data và các công cụ phân tích tiên tiến, doanh nghiệp hoàn toàn có thể hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng, xu hướng thị trường, tình hình kinh tế để xây dựng những chiến lược phù hợp, dài hơi và hiệu quả.

2.4 Tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả

Khách hàng là mục tiêu của các chiến lược kinh doanh. Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ có thể dựa vào hành vi khách hàng, áp dụng công nghệ phân tích để cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao. Nhờ các nền tảng trực tuyến như website, mạng xã hội, thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với các khách hàng tiềm năng.

2.5 Sáng tạo và linh hoạt

Mô hình chuyển đổi số giúp doanh nghiệp đổi mới, linh hoạt để thích ứng nhanh với những xu hướng mới. Nhờ vào chuyển đổi số, doanh nghiệp không chỉ quản lý và truy cập dữ liệu hiệu quả, dễ dàng mà còn có thể điều chỉnh chiến lược theo thị trường dễ dàng.

2.6 Đa dạng sản phẩm & dịch vụ

Với công nghệ hiện đại, doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm và dịch vụ, mở rộng thị phần, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời gia tăng trải nghiệm khách hàng.

3. Làm thế nào để xây dựng doanh nghiệp số hiệu quả?

Để xây dựng doanh nghiệp số thành công, cần kết hợp ba yếu tố: khoa học dữ liệu, tư duy thiết kế, và kiến thức ngành cùng các giải pháp công nghệ hiện đại. Sự kết hợp này giúp doanh nghiệp kết nối mượt mà giữa thế giới thực và số hóa, qua mọi kênh hoạt động.

Với big data và trí tuệ nhân tạo (AI), doanh nghiệp có thể:

  • Tìm ra các thông tin hữu ích để đưa ra quyết định nhanh chóng
  • Phát triển các mô hình kinh doanh và chiến lược tiếp cận thị trường mới
  • Tạo ra và mở rộng những trải nghiệm có ý nghĩa cho khách hàng

4. Các mô hình doanh nghiệp số

cac-mo-hinh-doanh-nghiep-so

4.1 Mô hình Freemium

Mô hình này cung cấp một phần sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí. Người dùng có thể nâng cấp lên phiên bản cao cấp với phí. Mô hình này thường thấy trong lĩnh vực phần mềm, ứng dụng di động và dịch vụ trực tuyến.

4.2 Mô hình thị trường

Đây là mô hình thương mại điện tử cho phép mua bán và trao đổi dịch vụ qua nền tảng trực tuyến. Nó bao gồm các giao dịch B2B, B2C và C2C trên các trang web và ứng dụng như Facebook, Amazon, Shopee.

4.3 Mô hình kinh tế chia sẻ

Mô hình này cho phép cá nhân và tổ chức chia sẻ tài sản, dịch vụ và kỹ năng qua nền tảng trực tuyến. Điều này có thể bao gồm chia sẻ nhà ở, phương tiện di chuyển hoặc kỹ năng nấu ăn.

4.4 Mô hình Drop Shipping

Trong mô hình thương mại điện tử này, người bán không cần lưu trữ hàng hóa. Khi có đơn hàng, họ sẽ đặt hàng trực tiếp từ nhà cung cấp, người cung cấp sẽ gửi hàng đến tay khách hàng.

4.5 Thương mại điện tử (E-commerce)

Mô hình này cho phép hoạt động mua bán diễn ra qua các trang web, ứng dụng di động và nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Shopee và TikTok.

4.6 Công nghệ tài chính (Fintech)

Mô hình này sử dụng công nghệ để cung cấp dịch vụ thanh toán tài chính, như cho vay online và quản lý tài chính cá nhân. Một số doanh nghiệp tiêu biểu như MoMo, Viettel Pay, VNPay.

4.7 Khởi nghiệp công nghệ phần mềm (Tech Startups)

Mô hình này phát triển giải pháp công nghệ qua IoT, AI và Blockchain, cung cấp dịch vụ trên nền tảng trực tuyến.

5. Ví dụ về doanh nghiệp số

vi-du-ve-doanh-nghiep-so

Hãy cùng nhìn vào một số ví dụ thực tế về cách các doanh nghiệp sản xuất đã ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số doanh nghiệp thành công, mang lại những kết quả ấn tượng:

  • Công ty Bao bì Châu Thái Sơn: Đối mặt với thách thức quản lý sản xuất phức tạp, Châu Thái Sơn đã lựa chọn triển khai hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES. Giải pháp này đã giúp công ty số hóa toàn bộ quy trình sản xuất, từ quản lý nguyên vật liệu, theo dõi tiến độ sản xuất theo thời gian thực, đến kiểm soát chất lượng sản phẩm. Kết quả là năng suất được cải thiện đáng kể, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm chi phí. Việc ứng dụng hệ thống SEEACT-MES đã giúp Châu Thái Sơn tối ưu hóa hoạt động sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
  • Công ty Bao bì Tân Long: Là một trong những doanh nghiệp sản xuất bao bì hàng đầu, Tân Long cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số doanh nghiệp. Bằng việc triển khai hệ thống SEEACT-MES, Tân Long đã xây dựng được một quy trình sản xuất khép kín, tự động hóa và hiệu quả. Hệ thống giúp quản lý toàn diện dữ liệu sản xuất, từ khâu lên kế hoạch, điều phối sản xuất, đến kiểm soát chất lượng và báo cáo kết quả. Nhờ đó, Tân Long đã giảm thiểu đáng kể thời gian sản xuất, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Những ví dụ trên cho thấy, việc ứng dụng công nghệ và phần mềm quản lý sản xuất đóng vai trò then chốt trong việc chuyển đổi số thành công của doanh nghiệp sản xuất. Không chỉ giúp tự động hóa quy trình, các giải pháp này còn cung cấp dữ liệu theo thời gian thực, hỗ trợ ra quyết định chính xác và nâng cao hiệu quả hoạt động tổng thể. Để được tư vấn về doanh nghiệp số và nhận demo hệ thống SEEACT-MES miễn phí, hãy liên hệ đến công ty DACO theo hotline: 0904.675.995.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật