Chi Tiết Sản Phẩm
Lịch trình sản xuất tổng thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất hiệu quả và đáp ứng nhu cầu thị trường của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về MPS, bao gồm định nghĩa MPS là gì, lý do doanh nghiệp cần có và các bước lập lịch trình sản xuất tổng thể.
MPS là gì? Đây viết tắt của Master Production Schedule, có nghĩa là Lịch trình sản xuất tổng thể. Đây là một kế hoạch chi tiết mô tả những sản phẩm nào sẽ được sản xuất với số lượng bao nhiêu và trong thời điểm nào một cách cụ thể.
Lịch trình sản xuất tổng thể MPS chứa mọi thông tin liên quan đến sản xuất, bao gồm các khung thời gian sản xuất ra thành phẩm và cần được điều chỉnh linh hoạt theo thời gian để đáp ứng với thay đổi thị trường.
Các chức năng chính của lịch trình sản xuất tổng thể MPS:
Bạn cần điều chỉnh lịch trình sản xuất tổng thể MPS thường xuyên, có thể là hàng tuần. Thông qua kế hoạch nhu cầu để tạo lịch trình sản xuất chính xác hơn. Để có kế hoạch nhu cầu bạn cần có dữ liệu lịch sử bán hàng. Ngoài ra, cần dự trữ hàng tồn kho an toàn cho trường hợp có những đơn hàng lớn bất ngờ.
Khi tạo MPS, các thành phần không thể thiếu trong bản kế hoạch là:
Sau đây là các bước của quy trình lập lịch trình sản xuất tổng thể:
Bước đầu tiên để xây dựng MPS là doanh nghiệp cần hiểu rõ và lên danh sách các sản phẩm, nguyên vật liệu cấu thành lên sản phẩm, số lượng dự định sản xuất. Hay số lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp hiện tại là bao nhiêu.
Dựa vào kinh nghiệm và dữ liệu hoạt động sản xuất trong quá khứ, doanh nghiệp cần xác định khoảng thời gian để hoàn thành số lượng sản phẩm của yêu cầu trên. Tính toán thời gian đặt hàng, thời gian sản xuất, kiểm soát chất lượng, đóng gói và giao cho khách hàng khi tiến hành làm MPS.
Doanh nghiệp xác định nhu cầu của thị trường để tính toán khối lượng cần sản xuất. Cần cân đối phù hợp để tránh dư thừa hay thiếu hụt gây lãng phí kinh tế, nguồn lực của doanh nghiệp khi xây dựng MPS
Sau khi tính toán khối lượng cần sản xuất cho từng loại sản phẩm, cần sắp xếp nguồn lực phù hợp để thực hiện thành công kế hoạch trên. Sắp xếp lao động, phân bổ máy móc một cách chi tiết và chính xác sẽ là yếu tố tạo nên thành công của MPS.
Ngoài ra, cần cân đối các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất như hư hỏng hoặc phát sinh từ nhà cung cấp doanh nghiệp cũng cần quan tâm để có phương án dự phòng hợp lý.
Sau đây là một phần trong lịch trình sản xuất tổng thể MPS bằng Excel của doanh nghiệp sản xuất túi.
Có thể nhận thấy việc sử dụng Excel để tạo MPS có thể gây ra sai sót khi điều chỉnh, bên cạnh đó không có tính linh hoạt thay đổi theo đơn hàng và năng lực sản xuất thực tế của doanh nghiệp.
Vì vậy nhiều nhà máy sản xuất đã sử dụng các công cụ Quản lý kế hoạch, lệnh sản xuất trong hệ quản trị sản xuất MES để tạo lịch trình sản xuất tổng thể dễ dàng và nhanh chóng, đảm bảo được tính linh hoạt và dễ dàng điều chỉnh.
Hệ quản trị sản xuất SEEACT-MES của DACO - Nhà cung cấp giải pháp điều hành và thực thi sản xuất chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp trong việc:
Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi MPS là gì thì đây chính là công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận. Việc áp dụng MPS hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan, cũng như sự đầu tư vào hệ thống phần mềm phù hợp, chuyên nghiệp như DACO MES. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và triển khai đúng cách, lịch trình sản xuất tổng thể sẽ mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Xem thêm:
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com