Chi Tiết Sản Phẩm
Quản lý hàng tồn kho là một hoạt động quan trọng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Việc quản lý tồn kho hiệu quả mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giảm chi phí, tăng doanh thu, cải thiện hiệu quả hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp, quy trình quản lý hiệu quả và việc ứng dụng phần mềm qua bài viết sau.
Quản lý hàng tồn kho là tập hợp các hoạt động nhằm theo dõi, kiểm soát và điều chỉnh số lượng tồn kho sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Các hoạt động này gồm:
Cách quản lý hàng tồn kho hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của doanh nghiệp. Dưới đây là vai trò của quản lý tồn kho:
Sau đây là 5 cách quản lý hàng tồn kho phổ biến. Việc lựa chọn phương pháp quản lý phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại hình kinh doanh, đặc điểm sản phẩm, nhu cầu thị trường, khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Phương pháp FIFO nghĩa là những hàng hoá nhập kho trước sẽ được xuất trước, nhập sau xuất sau. Phương pháp này áp dụng với những sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn để đảm bảo chất lượng, tính thời thượng của sản phẩm như thực phẩm, bánh kẹo, quần áo thời trang, hay sản phẩm công nghệ,...
Về lưu trữ cần đảm bảo các sản phẩm được sắp xếp khoa học với những ô kệ thông thoáng để việc nhập xuất hàng hoá diễn ra thuận tiện, chính xác và nhanh chóng.
Phương pháp LIFO nghĩa là những hàng hoá được nhập kho sau sẽ được xuất kho trước. Phương pháp này đảm bảo về giá cả khi có biến động thị trường, giúp cân đối chi phí sản xuất, bán hàng phù hợp. LIFO thường áp dụng với vật tư có thể lưu trữ lâu dài như vật liệu xây dựng.
Phân loại hàng hóa thành 3 nhóm A, B, C dựa trên giá trị và mức độ tiêu thụ.
Cách quản lý hàng tồn kho này tập trung quản lý, kiểm soát hàng hoá quan trọng trước là nhóm A, sau đó đến nhóm B và C. Những nhà quản lý có thể điều chỉnh chính sách kiểm soát hàng tồn kho theo giá trị phù hợp đảm bảo không thiếu những mặt hàng quan trọng. Hàng hóa loại A được kiểm tra thường xuyên hơn…
Phương pháp EOQ xác định số lượng đặt hàng tối ưu để giảm thiểu chi phí tổng thể (bao gồm chi phí đặt hàng và chi phí lưu trữ). Doanh nghiệp tính số lượng đặt hàng tối ưu theo công thức:
EOQ = √ (2DS/H)
Trong đó:
Phương pháp POQ là một cách quản lý hàng tồn kho trong đó doanh nghiệp đặt hàng theo chu kỳ cố định, thay vì đặt hàng khi lượng hàng tồn kho xuống mức cần thiết. Mô hình này phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ tương đối ổn định và có thể dự đoán được.
Ưu điểm của phương pháp này là giảm chi phí đặt hàng, chỉ cần đặt hàng 1 lần trong chu kỳ, giảm tình trạng thiếu hụt hàng hoá và dễ dàng quản lý. Tuy nhiên có thể dẫn đến tình trạng tồn kho cao gây lãng phí và khó khăn trong việc điều chỉnh nhu cầu đột xuất của khách hàng.
Công thức tính theo phương pháp POQ:
POQ = √(2DS/ H(1-p/d))
Trong đó:
Sau đây là quy trình nhập, xuất, theo dõi và kiểm kê kho hàng. Một phần không thể thiếu để quản lý hàng hoá trong kho đó là quy trình quản lý hàng tồn kho hiệu quả.
Bên cạnh các phương pháp, quy trình quản lý hàng tồn kho, để quản lý kho hàng hiệu quả, hiện nay nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng phần mềm để quản lý tồn kho. Những lợi ích của việc sử dụng phần mềm để quản lý hàng hoá trong kho:
Một trong những phần mềm quản lý tốt nhất hiện nay có khả năng tùy biến đối với từng doanh nghiệp, thích hợp với mọi khách hàng là SEEACT-WMS giúp doanh nghiệp quản lý hàng hoá hiệu quả tích hợp Barcode, QR Code, quản lý tồn kho và tạo báo cáo nhanh chóng.
Trong khi thực hiện những cách quản lý hàng tồn kho, những khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp phải và những giải pháp cho từng vấn đề:
Dự báo nhu cầu không chính xác, đặt hàng quá nhiều, bán hàng chậm dẫn đến tồn kho quá nhiều. Vì vậy tăng chi phí lưu trữ, bảo quản, giảm giá trị hàng hóa do lỗi thời, hư hỏng. Doanh nghiệp cần dự báo nhu cầu chính xác, kiểm soát lượng hàng đặt mua, đẩy mạnh bán hàng.
Nguyên nhân tồn kho quá ít do doanh nghiệp dự báo nhu cầu thấp hơn thực tế, bán hàng tốt hơn dự kiến, thiếu hụt nguồn cung. Từ đó doanh nghiệp dễ đánh mất nhiều cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín doanh nghiệp.
Vì vậy doanh nghiệp cần dự báo nhu cầu chính xác, xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, có kế hoạch dự phòng cho trường hợp thiếu hụt nguồn cung.
Nhân viên thiếu kiến thức, quy trình quản lý lỏng lẻo, sử dụng công cụ thủ công dẫn đến thiếu hụt hoặc tồn kho ảo, ảnh hưởng đến việc ra quyết định kinh doanh. Doanh nghiệp cần nâng cao kiến thức cho nhân viên, hoàn thiện quy trình quản lý, sử dụng phần mềm quản lý hàng tồn kho hiệu quả, ví dụ như SEEACT-WMS.
Đây là một trong những nguyên nhân gây tổn thất tài chính cho doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những sản phẩm như thực phẩm, thời trang. Vì vậy doanh nghiệp cần tăng cường an ninh kho hàng, tuyển dụng nhân viên uy tín, mua bảo hiểm hàng hóa.
Không sắp xếp hàng hoá một cách khoa học và hợp lý dẫn đến thất thoát, nhầm lẫn trong quản lý hàng hoá. Các phương pháp sắp xếp hàng hoá được sử dụng nhiều hiện nay:
Tóm lại, áp dụng phương pháp và quy trình quản lý hàng tồn kho hiệu quả là yếu tố then chốt cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Việc kiểm soát tốt lượng hàng tồn kho giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và gia tăng lợi nhuận.
Xem thêm:
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com