Chi Tiết Sản Phẩm
Quản lý kho là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế luôn cạnh tranh không ngừng. Tìm hiểu quản lý kho là gì và 6 cách quản lý kho hiệu quả trong bài viết sau.
Quản lý kho hàng (Warehouse Management) là quá trình tổ chức, kiểm soát và theo dõi các hoạt động liên quan đến việc lưu trữ và quản lý hàng hoá trong kho. Mục tiêu chính của quản lý kho hàng là đảm bảo rằng hàng hoá được lưu trữ và quản lý hiệu quả đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Để trở thành một nhà quản lý kho giỏi, bạn cần có những kỹ năng quan trọng sau:
Ở Việt Nam, lương nhân viên quản lý kho dao động từ 7 triệu VND đến 15 triệu VND trên tháng, tùy thuộc vào quy mô và ngành nghề của doanh nghiệp, cũng như vị trí và kinh nghiệm của bản thân người quản lý.
Các nghiệp vụ, công việc quản lý kho thường bao gồm:
Người quản lý nhập hàng hoá từ nhà cung cấp, kiểm tra số lượng và chất lượng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu và định mức đặt hàng. Ngoài ra ghi nhận lại thông tin về hàng hoá sản phẩm, ngày nhập, và thông tin khác để ghi vào hệ thống quản lý kho.
Hàng hoá sau khi nhập cần được đặt vào vị trí lưu trữ cụ thể dựa trên hệ thống mã vạch, mã sản phẩm,.. Quản lý cần xem xét và tối ưu sự sắp xếp này để tận dụng không gian hiệu quả.
Dựa trên yêu cầu từ khách hàng hoặc bộ phận sản xuất, hệ thống quản lý kho tìm kiếm và xác định các loại hàng hoá cần xuất kho. Sau khi chọn sẽ đóng gói đúng quy cách để chuyển đi.
Xác nhận giao hàng dựa trên thông tin vận chuyển ghi nhận trên hệ thống. Tạo vận đơn và hoá đơn gửi đến khách hàng.
Người quản lý kho thường xuyên kiểm tra để duy trì độ chính xác của dữ liệu kho dựa trên phần mềm hệ thống, có thể kiểm kê định kỳ theo tuần/tháng. Nếu phát hiện sai sót, cần điều chỉnh trên hệ thống để đảm bảo tính chính xác của thông tin.
Dự báo và lập kế hoạch đặt hàng dựa vào quy tắc tái tồn và dữ liệu lịch sử. Người quản lý cần đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp đảm bảo hàng hoá liên tục và chất lượng.
Kết nối và tích hợp hệ thống quản lý kho với hệ thống của nhà cung cấp và các đối tác trong chuỗi cung ứng. Theo dõi và đánh giá hiệu suất của đối tác trong chuỗi cung ứng để đảm bảo tính liên tục.
Tạo báo cáo tồn kho, quay vòng tồn kho, chi phí tồn kho và các chỉ số về hiệu suất khác. Từ báo cáo sẽ đánh giá hiệu suất và đưa ra quyết định cải thiện quy trình quản lý.
Nên sắp xếp hàng hóa sao cho dễ dàng lấy ra và di chuyển, sử dụng hệ thống quản lý kho để xác định vị trí của hàng hoá/nguyên vật liệu. Phân loại sản phẩm để tối ưu hoá việc lưu trữ và nhận biết nhanh chóng. Có thể quản lý kho theo Layout dựa trên nhóm sản phẩm, tần suất di chuyển, kích thước, trọng lượng, quy trình công việc.
Việc định danh các sản phẩm trong kho bằng Barcode, QR Code giúp quá trình tìm kiếm hiệu quả và tiến hành nhanh chóng, chính xác, giảm thiểu sai sót và lỗi trong quá trình lưu chuyển hàng hoá.
Xem thêm: Giải pháp quản lý kho bằng mã vạch - chìa khóa giảm thiểu thất thoát và lãng phí
Sai lệch số lượng chủ yếu xảy ra trong việc nhập và xuất, vì vậy cần có phiếu ghi nhận. Trước khi quản lý kho nhận phiếu cần kiểm tra kỹ số lượng 2 lần trở lên, tiếp theo so sánh với phiếu chuyển. Nếu khớp mới cho phép để chuyển vào kho. Nên sử dụng đầu đọc Barcode, máy quét mã vạch PDA để nhập xuất nhanh chóng.
Quy trình nhập kho hiệu quả: Từ lệnh nhập kho -> Tạo phiếu nhập kho -> In tem -> Nhập vào kho tạm hoặc kho chính.
Trong quá trình nhập kho hay kiểm tra về số lượng và chất lượng, những hàng hoá chưa kịp chuyển vào vị trí chính xác sẽ được lưu trong “kho tạm" hay “kho default” để chờ thời gian nhập, xử lý sau. Thời gian hàng hoá ở kho này thường trong khoảng vài tiếng hoặc 1 ngày.
Nếu doanh nghiệp có nhiều kho hàng nên chia nhân sự quản lý cho từng kho. Việc này sẽ gia tăng tinh thần trách nhiệm của nhân viên, quản lý kho tốt và hiệu quả hơn.
Sau 1 tháng hoặc một khoảng thời gian cố định nên kiểm kê lại kho để khớp với số liệu trên hệ thống, tìm ra các lỗi để khắc phục. Việc kiểm kê kho nên ứng dụng thông qua layout và kiểm kê bằng Barcode/QR Code giúp tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác.
Sử dụng bảng xuất nhập tồn kho bằng Excel giúp quản lý khoa học và dễ dàng. Dưới đây cách quản lý kho hiệu quả bằng excel và bảng nhập xuất tồn kho bạn có thể tham khảo:
Bạn có thể tham khảo file quản lý nhập xuất tồn vật tư bằng Excel .
Quản lý kho bằng mã vạch giúp doanh nghiệp tự động hoá và tối ưu quá trình theo dõi. Trước hết, cần lựa chọn hệ thống mã vạch phù hợp, mua sắm thiết bị quét mã vạch. Sau đó tạo và gắn mã vạch cho từng sản phẩm. Khi hàng hoá nhập kho, sử dụng thiết bị quét để cập nhật thông tin lên hệ thống. Hiện nay, khi tìm hiểu quản lý kho là gì chắc hẳn phải kể đến những ứng dụng Barcode, QR Code trong việc quản lý nhập, xuất, kiểm kê và lưu chuyển hàng hoá.
So với việc sử dụng mã vạch, RFID cung cấp khả năng nhận diện tự động và chính xác cao. RFID gồm các thẻ (RFID Tags) là các thiết bị nhỏ chứa thông tin về sản phẩm được gắn vào sản phẩm, thùng carton, pallet. Ngoài ra còn có đầu đọc RFID để đọc thông tin từ các thẻ bằng cách sử dụng sóng radio và chuyển dữ liệu về hệ thống quản lý kho.
Không thể phủ nhận các phần mềm điều hành hệ thống sản xuất (MES) có tích hợp module quản lý kho thông minh (WMS) giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí, thời gian và gia tăng hiệu suất quản lý kho. Ứng dụng phần mềm giúp giảm thiểu sai sót và đưa ra quyết định kịp thời, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, quá trình sản xuất.
Một trong những hệ thống quản lý sản xuất hàng đầu hiện nay có chức năng quản lý kho thông minh, kết hợp IoT là SEEACT- MES, giúp quản lý hàng hóa, tồn kho và chất lượng của hàng hoá. Phần mềm giải quyết các vấn đề mà người quản lý quan tâm như: Nắm bắt vị trí, hiện trạng, hiệu suất kho nhanh, kiểm soát chặt chẽ tồn kho, nắm bắt tiến độ đơn hàng hay cải thiện quy trình sản xuất phù hợp.
Tóm lại, để hiểu quản lý kho là gì thì đây không chỉ đơn thuần là một phần của quá trình sản xuất, phân phối hàng hoá mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu thị trường. Việc áp dụng những phương pháp và công nghệ hiện đại vào quản lý kho không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình nội bộ mà còn tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, từ đó mang đến sự thành công cho doanh nghiệp.
Xem thêm:
Giải pháp cho sản xuất tại Công ty TNHH DACO
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com