Chi Tiết Sản Phẩm
Thực tế cho thấy, trong doanh nghiệp sản xuất, mỗi phút giây máy móc ngừng hoạt động đều đồng nghĩa với tổn thất về sản lượng, doanh thu và uy tín với khách hàng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có quy trình sửa chữa máy móc thiết bị chuẩn hóa, bài bản, dẫn đến việc xử lý sự cố chậm trễ, kém hiệu quả, gây lãng phí thời gian, nguồn lực và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin giúp bạn giải quyết vấn đề trên.
Quy trình này nhằm đảm bảo việc sửa chữa máy móc thiết bị được thực hiện một cách hệ thống, hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn. Quy trình gồm 7 bước như sau:
Bước đầu tiên trong quy trình bảo trì sửa chữa thiết bị là phát hiện và báo cáo sự cố.
Người phát hiện: Bất kỳ người nào phát hiện sự cố trên máy móc thiết bị (công nhân vận hành, nhân viên kỹ thuật, quản lý,...) đều có trách nhiệm báo cáo.
Cách thức báo cáo: Sử dụng biểu mẫu báo cáo sự cố (nếu có) hoặc báo cáo trực tiếp cho cấp quản lý trực tiếp. Thông tin báo cáo cần rõ ràng, chính xác, bao gồm:
Tiếp nhận báo cáo: Cấp quản lý trực tiếp tiếp nhận báo cáo và đánh giá sơ bộ mức độ nghiêm trọng của sự cố.
Phân tích nguyên nhân: Căn cứ vào báo cáo sự cố, tiến hành phân tích nguyên nhân gốc rễ gây ra sự cố (sử dụng các công cụ như 5 Whys, Fishbone Diagram (biểu đồ xương cá),...).
Lựa chọn phương án sửa chữa: Đề xuất phương án sửa chữa tối ưu, bao gồm:
Lập đề xuất: Người sử dụng hoặc đơn vị quản lý lập Tờ trình hoặc Giấy đề nghị sửa chữa theo mẫu hoặc Tờ trình nội bộ, đính kèm các tài liệu liên quan.
Người phê duyệt: Lãnh đạo hoặc người được ủy quyền xem xét đề xuất sửa chữa.
Quyết định: Phê duyệt hoặc yêu cầu bổ sung, điều chỉnh đề xuất (nếu cần). Thời gian phê duyệt cần được quy định rõ ràng để tránh chậm trễ.
Kiểm tra hiện trạng: Kỹ thuật viên cần đến tận nơi để kiểm tra tình trạng máy móc, nếu không đúng như đề xuất cần yêu cầu chỉnh sửa lại.
Sửa chữa nội bộ: Nếu có đủ năng lực và nguồn lực, đơn vị có thể phân công nhân viên kỹ thuật nội bộ thực hiện sửa chữa.
Sửa chữa bên ngoài: Nếu cần thiết, đơn vị được ủy quyền sẽ thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu sửa chữa bên ngoài theo quy định. Quá trình này bao gồm:
Trường hợp vẫn còn bảo hành: Liên hệ đến đơn vị bảo hành để tiến hành sửa chữa.
Tuân thủ quy trình: Người hoặc đơn vị được phân công tiến hành sửa chữa theo đúng kế hoạch và hợp đồng đã ký kết, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Giám sát: Cần giám sát chặt chẽ quá trình sửa chữa để đảm bảo chất lượng và tiến độ.
Ghi chép: Ghi chép lại toàn bộ quá trình sửa chữa, bao gồm các thay đổi, vật tư sử dụng, thời gian thực hiện,...
Kiểm tra: Sau khi hoàn thành sửa chữa, tiến hành kiểm tra chất lượng, chạy thử thiết bị để đảm bảo hoạt động bình thường.
Nghiệm thu: Lập Biên bản nghiệm thu, ghi nhận kết quả sửa chữa và các vấn đề liên quan như lý do hư hỏng. Trường hợp cần chạy thử máy móc sau một thời gian nhất định mới biết hoạt động tốt trở lại hay không thì sau 5-10 ngày, đơn vị sửa chữa và nhân viên bảo trì mới tiến hành lập biên bản nghiệm thu.
Bàn giao: Bàn giao thiết bị đã sửa chữa cho người sử dụng.
Thanh lý hợp đồng: Nếu sử dụng dịch vụ sửa chữa bên ngoài, tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định.
Bước cuối cùng trong quy trình bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị:
Hồ sơ hoàn chỉnh: Tập hợp đầy đủ các tài liệu liên quan đến quá trình sửa chữa, bao gồm: báo cáo sự cố, đề xuất sửa chữa, hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng,...
Lưu trữ: Tài vụ và các đơn vị liên quan lưu trữ hồ sơ theo quy định, đảm bảo dễ dàng tra cứu khi cần thiết.
Quy trách nhiệm: Dựa vào lý do hư hỏng, bộ phận kỹ thuật và trưởng phòng quy trách nhiệm cho nhân viên gây ra lỗi cho máy móc.
Việc quản lý quy trình sửa chữa máy móc thiết bị bằng phương pháp thủ công truyền thống thường gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn đến sai sót, thiếu sót và khó kiểm soát. Phần mềm quản lý bảo trì bảo dưỡng SEEACT-MMS ra đời nhằm giải quyết những vấn đề này, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sửa chữa, nâng cao hiệu suất và tiết kiệm chi phí.
Các tính năng nổi bật của SEEACT-MMS:
Case study: Nhà máy bao bì Tân Long:
Trước khi triển khai SEEACT-MMS, Nhà máy bao bì Tân Long gặp phải khó khăn trong việc quản lý bảo trì bảo dưỡng bằng phương pháp thủ công, thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu sót hạng mục kiểm tra, dẫn đến việc bảo trì không hiệu quả.
Sau khi áp dụng SEEACT-MMS, với quy trình được hệ thống hóa từ thu thập kế hoạch bảo trì bảo dưỡng, thực hiện, đến theo dõi tiến độ, hiệu suất của thiết bị đã được duy trì ổn định.
Lợi ích khi sử dụng SEEACT-MMS:
Để quy trình sửa chữa máy móc thiết bị đạt hiệu quả cao nhất và mang lại lợi ích bền vững, cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
Bằng việc chú trọng đến những lưu ý quan trọng này, doanh nghiệp có thể xây dựng một quy trình sửa chữa máy móc thiết bị hiệu quả, tối ưu, góp phần nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí và đảm bảo sự phát triển bền vững. Liên hệ ngay đến DACO - 0904.675.995 để được hỗ trợ tư vấn tận tâm nhất.
Xem thêm:
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com