Trải Nghiệm Nổ Hũ Tại 58win

Danh Mục Sản Phẩm

Tự động hoá là gì? Giải pháp tự động hoá cho doanh nghiệp sản xuất

Mã Sản Phẩm
: Tu dong hoa 11
Tên Sản Phẩm
: Tự động hoá là gì? Giải pháp tự động hoá cho doanh nghiệp sản xuất
Danh Mục
: HỆ THỐNG QLSX MES
Thương Hiệu
: Hệ thống điều hành và thực thi sản xuất
Giá

: Liên Hệ



Đừng bỏ lỡ cơ hội tăng trường với giải pháp và công nghệ tự động hoá. Bài viết sẽ giúp bạn từ hiểu tự động hoá là gì đến đưa ra hệ thống giúp bạn quản lý sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.

Chi Tiết Sản Phẩm


Hiện nay, không có khía cạnh nào của cuộc sống hiện đại không bị ảnh hưởng bởi tự động hoá. Trong bài viết này, DACO sẽ cùng bạn tìm hiểu về tự động hoá là gì, lợi ích mà nó đem lại cho ngành sản xuất, các công nghệ cụ thể và giải pháp cho doanh nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng và vị trí cạnh tranh trên thị trường.

tu-dong-hoa-la-gi

1. Tự động hoá là gì?

Tự động hóa (Automation) là quá trình ứng dụng máy móc để thực hiện các nhiệm vụ trước đây do con người đảm nhận, hoặc để hoàn thành các nhiệm vụ mà con người không thể tự thực hiện. Khác với cơ giới hóa chỉ thay thế lao động thủ công, automatio tích hợp máy móc vào một hệ thống vận hành tự quản. Automation đã tạo ra bước ngoặt lớn cho các ngành công nghiệp áp dụng, với sức ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện đại.

Trong ứng dụng chung, automation là công nghệ thực hiện quy trình bằng lệnh lập trình và điều khiển phản hồi tự động để đảm bảo đúng hướng dẫn. Hệ thống automation hoạt động mà không cần sự can thiệp từ con người. 

Một ví dụ phổ biến về tự động hóa là dây chuyền lắp ráp tự động trong sản xuất ô tô. Trong dây chuyền này, các robot tự động đảm nhận nhiều nhiệm vụ như hàn, sơn, lắp đặt linh kiện, và kiểm tra chất lượng. Chẳng hạn, khi một khung xe di chuyển đến vị trí lắp ráp, robot sẽ tự động thực hiện thao tác hàn hoặc lắp ghép các bộ phận mà không cần sự can thiệp của con người.

Thuật ngữ “automation" xuất hiện vào năm 1946 trong ngành công nghiệp ô tô để mô tả việc ứng dụng các thiết bị và điều khiển tự động trên dây chuyền sản xuất. DS Harder, giám đốc kỹ thuật tại Ford Motor Company, được cho là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ này. 

Ngày nay, công nghệ automation ngày càng phát triển dựa vào máy tính và các công nghệ liên quan, khiến các hệ thống tự động ngày càng tinh vi và phức tạp. Các hệ thống tiên tiến có khả năng và hiệu suất vượt xa khả năng của con người.

2. Lợi ích của automation trong sản xuất

loi-ich-cua-giai-phap-tu-dong-hoa-trong-san-xuat

Tự động hoá mang lại một loạt lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể:

  • Tăng hiệu suất sản xuất: Automation giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu thời gian chết, tăng tốc độ sản xuất và nâng cao sản lượng. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.
  • Cải thiện chất lượng sản phẩm: Automation giúp loại bỏ các sai sót do con người gây ra, đảm bảo tính đồng nhất và chất lượng cao cho sản phẩm.
  • Tiết kiệm chi phí: Mặc dù đầu tư ban đầu cho automation có thể cao, nhưng về lâu dài, nó giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Doanh nghiệp có thể giảm chi phí nhân công, giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu và tối ưu hóa sử dụng năng lượng.
  • Tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng với thị trường: Các hệ thống automation  hiện đại có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh quy trình sản xuất để đáp ứng các yêu cầu sản xuất mới một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Tăng cường khả năng cạnh tranh: Automation giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường, tối ưu chi phí và cung cấp sản phẩm chất lượng cao. Đây là yếu tố then chốt để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh.
  • Nâng cao an toàn lao động: Automation giúp giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động bằng cách thay thế con người trong các công việc nguy hiểm, độc hại. Điều này góp phần tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động.

3. Các công nghệ tự động hoá

Trong thế kỷ 20, nhiều phát triển quan trọng đã thúc đẩy công nghệ automation: máy tính kỹ thuật số, công nghệ lưu trữ dữ liệu, phần mềm lập trình, công nghệ cảm biến và lý thuyết điều khiển toán học. Những tiến bộ này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng và hiệu quả của công nghệ tự động hoá.

cac-cong-nghe-tu-dong-hoa

3.1 Công nghệ robot

Robot là nhánh chuyên biệt của công nghệ automation, trong đó máy móc tự động có các đặc điểm giống con người. Điển hình nhất là cánh tay robot, có thể được lập trình để thực hiện các chuyển động nhằm hoàn thành các nhiệm vụ như tải, dỡ linh kiện trên máy sản xuất hoặc thực hiện hàn điểm trên thân xe ô tô. Robot công nghiệp thường thay thế con người trong các hoạt động tại nhà máy.

3.2 Hệ thống điều khiển PLC và SCADA

PLC (Programmable Logic Controller) là "bộ não" điều khiển máy móc trong dây chuyền sản xuất. SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) - giải pháp hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu, cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình sản xuất, giúp nhà quản lý ra quyết định nhanh chóng và chính xác. Sự kết hợp PLC và SCADA tạo nên hệ thống điều khiển hiệu quả và mạnh mẽ.

3.3 Internet of Things (IoT)

IoT kết nối các thiết bị và máy móc trong nhà máy, tạo mạng lưới thông minh cho phép thu thập và trao đổi dữ liệu thời gian thực. Dữ liệu này được phân tích để tối ưu hóa hiệu suất, dự đoán sự cố và bảo trì thiết bị, giúp giảm thời gian ngừng hoạt động và nâng cao năng suất.

3.4 Trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning

AIMachine Learning trong công nghệ tự động hóa cho phép phân tích dữ liệu sản xuất, dự đoán xu hướng và đưa ra quyết định tối ưu. Các ứng dụng chính bao gồm bảo trì dự đoán, tối ưu hóa quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng tự động và phân tích hành vi khách hàng.

3.5 Cloud Computing và Big Data

Cloud Computing cung cấp nền tảng lưu trữ và xử lý Big Data từ hệ thống automation. Phân tích dữ liệu này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất và phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn. Cloud Computing cũng cho phép truy cập dữ liệu từ xa, giúp nhà quản lý giám sát và điều khiển sản xuất mọi lúc, mọi nơi.

4. Giải pháp tự động hoá cho doanh nghiệp sản xuất

Automation không chỉ là việc triển khai công nghệ riêng lẻ mà là một quá trình tích hợp toàn diện, từ thiết kế, lập kế hoạch đến vận hành và quản lý. Một giải pháp automation  hiệu quả cần đảm bảo mục tiêu tối ưu hoá sản xuất. Một trong những yếu tố cốt lõi của giải pháp này chính là phần mềm quản lý sản xuất.

DACO, với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp thiết bị và giải pháp automation cung cấp các thiết bị, giải pháp hữu ích cho doanh nghiệp như đèn còi báo, HMI, máy in ống lồng, biến tần và nhiều thiết bị khác với giá tốt nhất.

Ngoài ra, DACO mang đến cho doanh nghiệp sản xuất hệ thống quản lý vận hành sản xuất chuyên sâu SEEACT-MES. Được thiết kế dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và am hiểu sâu sắc về thực tiễn sản xuất, SEEACT-MES là công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý và tối ưu hóa hoạt động sản xuất.

He-thong-quan-ly-san-xuat-seeact-mes

SEEACT-MES có thể tích hợp với hệ thống điều khiển máy móc tại doanh nghiệp để thu thập dữ liệu sản xuất thời gian thực. Nhà quản lý có thể theo dõi tiến độ sản xuất, hiệu suất thiết bị, chất lượng sản phẩm và các thông số quan trọng khác trên dashboard trực quan. Điều này giúp họ phát hiện sớm các vấn đề và đưa ra quyết định kịp thời để điều chỉnh sản xuất. Hệ thống quản lý kho bằng mã Barcode, QR Code giúp kiểm soát hàng tồn kho dễ dàng trên hệ thống theo real time, nhờ đó nâng cao hiệu suất nhập/xuất/kiểm kê…

Case study thành công:

Hiệu quả của SEEACT-MES đã được chứng minh qua việc triển khai thành công tại nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn. 

Tại Công ty Bao bì Tân Long, giải pháp tự động hoá SEEACT-MES đã tạo ra những kết quả ấn tượng:

  • Vận hành kế hoạch sản xuất từng thiết bị theo ngày giao hàng cho Khách hàng
  • Quản lý tiến độ so với kế hoạch sản xuất, Xây dựng môi trường quản lý tiến độ và sản lượng sản xuất theo thời gian thực  
  • Giám sát thời gian thực chất lượng công đoạn / lô hàng
  • Xây dựng quy trình quản lý hiệu suất tổng thể thiết bị  
  • Giám sát quản lý nhập/xuất, tồn kho nguyên liệu theo thời gian thực
  • Xây dựng môi trường giám sát / cảnh báo bất thường
  • Đưa hoạt động cơ bản trong nhà máy trở thành thói quen hàng ngày
  • Cải tiến dòng chảy vận chuyển và môi trường bảo quản kho  

Một số kết quả đáng ghi nhận như doanh nghiệp đã giảm tồn kho theo thời gian thực, giảm thời gian xử lý hành chính (từ 8 giờ xuống còn 0.5 giờ): Tối ưu hóa việc luân chuyển hàng hóa giúp giảm tồn kho, giải phóng vốn và tiết kiệm đáng kể thời gian xử lý hành chính. Cải thiện tình trạng tắc nghẽn vận chuyển (giảm 90% thời gian), quản lý vị trí và luồng di chuyển hàng hóa hiệu quả giúp giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn trong kho, tăng tốc độ vận chuyển và nâng cao năng suất.

Với SEEACT-MES, DACO không chỉ cung cấp một phần mềm quản lý sản xuất mà còn đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình triển khai và vận hành, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và mang lại giá trị tối đa.

Có thể thấy đầu tư vào tự động hoá chính là đầu tư cho tương lai và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm về giải pháp SEEACT-MES, hãy liên hệ đến DACO - 0904.675.995 để được tư vấn tận tâm và nhận demo miễn phí.

Xem thêm:


Tin Mới

Sản Phẩm Nổi Bật