Chi Tiết Sản Phẩm
Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) là một trong những công cụ quản lý chất lượng được nhiều doanh nghiệp sử dụng để phân tích về sự tác động lẫn nhau của 2 yếu tố cụ thể. Cùng DACO tìm hiểu về loại biểu đồ này cũng như các bước để tạo một biểu đồ Scatter trong Excel trong bài viết này nhé!
Biểu đồ phân tán (Scatter diagram) là một công cụ trực quan biểu diễn mối quan hệ giữa hai biến số dựa trên tọa độ trong toán học. Trên biểu đồ này, trục tung Oy thể hiện các giá trị của biến phụ thuộc, trong khi trục hoành Ox thể hiện các giá trị của biến độc lập được sử dụng để dự đoán và phân tích.
Scatter Diagram còn có một số tên gọi khác là Scatter Plot, Scatter graph, biểu đồ Scatter hay biểu đồ tán xạ. Biểu đồ này có nguồn gốc từ thế kỷ 19 khi nhà khoa học Francis Galton (người Anh) nghiên cứu về di truyền và sự biến đổi của các đặc tính sinh học. Vào đầu thế kỷ 20, biểu đồ phân tán trở nên phổ biến hơn nhờ việc phát triển các phương pháp thống kê để đo lường và kiểm tra mối tương quan giữa các biến số.
Biểu đồ phân tán được sử dụng chủ yếu với mục đích quan sát và biểu diễn mối quan hệ giữa hai biến số. Khi chúng ta muốn phân tích về sự tương quan hoặc hồi quy, việc sử dụng Scatter Diagram trước tiên là rất quan trọng. Biểu đồ này giúp chúng ta hiểu mối quan hệ tuyến tính hoặc nhận biết được những điểm ngoại lệ có thể tồn tại trong dữ liệu.
Bằng cách sử dụng biểu đồ phân tán, chúng ta có thể xác định hướng, tính tuyến tính và độ mạnh của mối quan hệ giữa hai biến số. Nó cũng cho phép chúng ta nhận thấy sự tương quan ban đầu giữa hai biến độc lập một cách dễ dàng.
Biểu đồ phân tán là một loại biểu đồ được sử dụng hai trục để biểu diễn hai biến số và quan hệ giữa chúng. Mỗi điểm ở trên biểu đồ Scatter đại diện cho một cặp giá trị của hai biến số. Những điểm này được vẽ trên Scatter Diagram sao cho vị trí của chúng trên trục tương ứng thể hiện giá trị của hai biến số.
Một số khía cạnh quan trọng trong một biểu đồ phân tán:
Để làm rõ hơn về mối quan hệ và xu hướng trên Scatter Diagram, ta có thể sử dụng đường xu hướng. Đường xu hướng là một đường thẳng hay đường cong được vẽ trên biểu đồ Scatter để hướng dẫn, mô tả xu hướng chung của dữ liệu.
Là một trong 7 công cụ quản lý chất lượng cơ bản (7 Basic QC Tools), biểu đồ phân tán có ý nghĩa quan trọng, mang lại các giá trị cho doanh nghiệp như:
Mỗi công cụ đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng, biểu đồ phân tán cũng không phải là ngoại lệ. Cụ thể như sau:
- Biểu diễn mối quan hệ giữa các dữ liệu một cách rõ ràng, dễ hiểu: Biểu đồ phân tán cho thấy hướng, tính tuyến tính và độ mạnh của mối quan hệ giữa hai biến số. Bằng cách nhìn vào hình dạng của các điểm trên biểu đồ Scatter, chúng ta có thể nhận ra các xu hướng tiềm ẩn trong dữ liệu.
- Dễ dàng để xây dựng: Scatter Diagram là một công cụ đồ họa đơn giản và linh hoạt, không đòi hỏi có nhiều dữ liệu để vẽ. Chỉ cần có ít nhất hai hàng dữ liệu số hoặc cột và tiêu đề tương ứng, chúng ta có thể vẽ biểu đồ phân tán bằng nhiều phần mềm khác nhau như Excel, R, Tableau, Python, Power BI, Spotfire,...
- Dễ dàng xác định được phạm vi dữ liệu: Scatter Diagram cho thấy giá trị nhỏ nhất, trung bình và lớn nhất của mỗi biến số trên trục ngang và trục dọc. Chúng ta cũng có thể sử dụng các công cụ như khoảng dự đoán hay khoảng tin cậy để ước lượng giá trị của một biến số khi biết được giá trị của biến số kia.
- Không hiệu quả trong các trường hợp có quá nhiều dữ liệu: Khi dữ liệu quá lớn, các chấm trên biểu đồ phân tán có thể bị xếp chồng lên nhau, làm mất đi sự trực quan, rõ ràng và khả năng phân tích của biểu đồ Scatter. Điều này cũng có thể gây ra hiện tượng overplotting - Sự chồng lắp của các thành phần hình họa (điểm) khi chúng có cùng tọa độ hay rất gần nhau. Ví dụ: Mật độ điểm quá dày khiến chúng chồng lên nhau một cách hỗn loạn:
⇒ Giải pháp: Sử dụng các kỹ thuật như làm mờ, thay đổi màu sắc hoặc kích thước của các chấm trong biểu đồ Scatter hoặc sử dụng các công cụ, biểu đồ khác.
- Đôi khi các biến có sự liên kết nhưng không có ý nghĩa về quan hệ: Thường khi hai biến số trên Scatter Diagram có mối tương quan cao, nghĩa là chúng có xu hướng thay đổi cùng nhau. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chúng sẽ có mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Có thể hai biến số đó chỉ là những biến trung gian cho một biến số khác, hoặc đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Để xác định được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và phân tích bổ sung để loại trừ các yếu tố ngẫu nhiên và xác định được cơ chế tương quan giữa 2 biến số.
⇒ Giải pháp: Chọn lọc những biến phù hợp khi biểu diễn biểu đồ Scatter.
Để tạo một Scatter Diagram, chúng ta cần thực hiện theo 4 bước sau:
Bước 1: Xác định và thu thập dữ liệu của các cặp biến số. Số lượng các cặp biến số cần phải lớn hơn 30.
Bước 2: Vẽ đồ thị, trục tung y là một biến số, trục hoành x là kết quả của biến số đó hoặc một biến số thứ hai
Bước 3: Biểu diễn các điểm nằm trên biểu đồ scatter bằng các điểm thể hiện mối tương quan giữa hai biến số. Nếu những điểm trùng nhau thì sử dụng ký hiệu khác nhau để phân biệt.
Bước 4: Đánh giá về mối quan hệ giữa hai biến số theo hệ số tương quan:
Để hình dung rõ về các bước tạo một hơn Scatter Diagram trong Excel, chúng ta có một tình huống cụ thể: Một tập dữ liệu tổng hợp ngân sách marketing (Mktng Exp) và doanh thu (Revenue) của 10 công ty như hình bên dưới và chúng ta sẽ tạo một biểu đồ phân tán bằng cách sử dụng nguồn dữ liệu này.
Mục đích của việc này nhằm xét xét có sự tương quan giữa Mktng Exp và doanh thu Revenue hay không. Cột bên trái (Mktng Exp) sẽ được biểu diễn ở trên Trục hoành và (Revenue) sẽ được biểu diễn ở trên Trục tung của biểu đồ Scatter.
Bước 1: Chọn các cột chứa dữ liệu (B1-C11)
Bước 2: Chọn Insert
Bước 3: Trong nhóm Chart, chọn biểu tượng Insert Scatter Chart
Bước 4: Nhấp vào tùy chọn Scatter Chart trong những biểu đồ xuất hiện
Sau khi thao tác các bước, chúng ta sẽ có một biểu đồ phân tán được hiển thị như hình bên dưới:
Để trực quan hơn, việc cần làm tiếp theo sau khi tạo biểu đồ phân tán là thêm đường xu hướng. Điều này giúp chúng ta dễ dàng xác định nguồn 2 biến số có mối quan hệ tỷ lệ thuận hay nghịch nhau. Sau đây là các bước để thêm đường xu hướng vào Scatter Diagram trong Excel:
Bước 1: Nhấp chọn biểu đồ Scatter đã tạo trước đó.
Bước 2: Nhấp vào Chart Design.
Bước 3: Trong Chart Layouts, nhấp vào Add Chart Element
Bước 4: Chọn Trendline rồi nhấp vào Linear
Sau đó, biểu đồ phân tán sẽ xuất hiện một đường xu hướng sẽ xuất hiện.
Khi nhìn vào các điểm dữ liệu được phân bổ và đường xu hướng trong biểu đồ Scatter, chúng ta có thể hình dung được sự tương quan.
Sau khi đã tạo được biểu đồ, chúng ta sẽ tiến hành phân tích và đọc kết quả:
Lưu ý rằng đường xu hướng trong Biểu đồ Scatter chỉ cho biết dữ liệu có tương quan thuận hay nghịch. Nó không thể hiện được tỷ lệ chính xác là bao nhiêu phần trăm. Như ví dụ trên, khi quan sát đường xu hướng, chúng ta không thể kết luận Revenue sẽ tăng bao nhiêu % khi chi phí tiếp thị tăng 50%.
Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể thì con số này có thể được tính toán bằng cách dùng hệ số tương quan với công thức sau:
=CORREL(B2:B11,C2:C11)
Hệ số tương quan nằm trong khoảng từ -1 → 1, trong đó 1 biểu thị là mối tương quan cao nhất và -1 biểu thị là mối tương quan thấp nhất. Trong trường hợp trên con số đó là 0,945, nó thể hiện rằng hai biến Mktng Exp và Revenue có mối tương quan đồng thuận cao.
Khi phân tích một biểu đồ phân tán, có rất nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng và tác động tới các biến cần xem xét. Trong đó, có 5 yếu tố cần phải chú ý đặc biệt đến:
Biểu đồ phân tán là một công cụ rất quan trọng trong quản lý chất lượng, giúp trực quan hóa dữ liệu đơn giản và hiệu quả để phân tích mối tương quan giữa hai biến số. Biểu đồ này sử dụng các điểm dữ liệu để biểu diễn mối liên hệ giữa hai biến số trên hệ tọa độ. Hình dạng của đường xu hướng đi qua các điểm dữ liệu có thể cung cấp thông tin về mức độ và loại mối tương quan giữa hai biến số.
Ngoài biểu đồ Scatter, doanh nghiệp có thể kết hợp cùng các công cụ quản lý chất lượng khác như check sheet, biểu đồ xương cá, biểu đồ histogram,... và ứng dụng phần mềm quản lý sản xuất (MES Software) giúp tăng khả năng đánh giá và kiểm soát chất lượng một cách tự động và hiệu quả hơn theo thời gian thực. Liên hệ ngay với Đơn vị cung cấp giải pháp tự động hóa DACO qua số hotline: 0904.675.995 - Minh Anh để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com