Chi Tiết Sản Phẩm
Cải tiến quy trình, hoạt động hiệu quả hơn là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp, đơn vị nào cũng mong muốn đạt được. Trong bài viết này, DACO sẽ chia sẻ về một phương pháp hỗ trợ doanh nghiệp cải tiến liên tục, mang lại những lợi ích vượt trội. Cùng tìm hiểu về chu trình PDCA là gì và các giai đoạn, lợi ích của chu trình này ngay nhé.
Chu trình PDCA là gì? PDCA là viết tắt của Plan (Lập kế hoạch) - Do (Thực hiện) - Check (Kiểm tra) - Act (Hành động), là một phương pháp cải tiến liên tục được phát triển bởi Tiến sĩ W. Edwards Deming vì vậy còn có tên gọi khác là phương pháp DEMING. Đây là một công cụ hiệu quả để giải quyết vấn đề và nâng cao chất lượng trong mọi lĩnh vực, từ sản xuất, kinh doanh đến giáo dục và quản lý cá nhân.
Ngoài ra, chu trình PDCA cũng là nền tảng cho tiêu chuẩn ISO 9001. Vì vậy khi doanh nghiệp áp dụng PDCA cũng là đang thực hiện hệ thống quản lý chất lượng dựa trên tiêu chuẩn ISO 9001.
Hình ảnh mô tả cho chu trình PDCA là một vòng tròn trên mặt phẳng nghiêng hoạt động theo chiều kim đồng hồ, cho thấy về thực chất PDCA cycle (vòng tròn PDCA) là một quá trình cải tiến liên tục không bao giờ ngừng.
Trong môi trường sản xuất cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, các doanh nghiệp đều cố gắng tối ưu quy trình sản xuất, không ngừng cắt giảm chi phí để gia tăng lợi cho doanh nghiệp mình cũng như mang đến sự hài lòng của khách hàng. Vì vậy nhiều chiến lược gia sử dụng chu trình PDCA để chỉ đạo doanh nghiệp hoạt động tối ưu và hiệu quả hơn.
PDCA với 4 bước Plan, Do, Check và Act được ứng dụng mạnh mẽ trong những trường hợp sau:
Chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act) là một phương pháp quản lý chất lượng và cải tiến liên tục được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Chu trình gồm 4 giai đoạn chính:
Bước đầu tiên là xác định mục tiêu cải tiến và lên kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Đây là bước quan trọng nhất trong chu trình PDCA vì doanh nghiệp cần xây dựng các mục tiêu để đo lường hiệu quả của quá trình cải tiến. Đây có thể coi là bước nền móng cho toàn bộ quá trình cải tiến. Các hoạt động cụ thể là:
Tiếp theo, doanh nghiệp triển khai theo kế hoạch đã lập ra.
Doanh nghiệp tiến hành đánh giá kết quả thực hiện, so sánh với mục tiêu đặt ra. Các hoạt động trong bước check của chu trình PDCA gồm:
Dựa trên kết quả đã kiểm tra ở bước trên, tiến hành cải tiến hoạt động/quy trình. Các hoạt động gồm:
Với 4 bước rõ ràng và khoa học, doanh nghiệp áp dụng công cụ PDCA một cách nghiêm túc sẽ giúp tổ chức không ngừng hoàn thiện và phát triển bền vững.
Xem thêm:
Chu trình PDCA có thể được áp dụng cho mọi vấn đề, ở mọi cấp độ và trong các lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng DACO tham khảo một ví dụ về chu trình PDCA trong sản xuất:
Công ty A là một công ty sản xuất linh kiện điện tử. Trong thời gian gần đây, công ty gặp phải vấn đề tỷ lệ sản phẩm lỗi cao, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín, vì vậy đã quyết định áp dụng công cụ PDCA:
Phân tích để xác định nguyên nhân gây ra sản phẩm lỗi, các lỗi về thiết kế, lỗi sản xuất, lỗi nguyên vật liệu,..
Đưa ra các biện pháp cải tiến để giải quyết nguyên nhân gây ra lỗi đã xác định, gồm: Đào tạo nhân viên, cải tiến quy trình sản xuất, kiểm tra kỹ chất lượng nguyên vật liệu…
Qua ví dụ về chu trình PDCA trong sản xuất trên, nhờ áp dụng hiệu quả chu trình PDCA, công ty A đã giảm được tỷ lệ sản phẩm lỗi xuống còn 5% trong 6 tháng, đạt được mục tiêu đề ra. Chất lượng sản phẩm được cải thiện, uy tín của công ty được nâng cao và mang lại sự hài lòng cao cho khách hàng.
Sau khi hiểu chu trình PDCA là gì, hãy cùng DACO phân tích những lợi ích quan trọng mà PDCA cycle mang lại cho mọi doanh nghiệp:
Có thể thấy PDCA cycle là một phương pháp cải tiến hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho mọi doanh nghiệp, ở nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, chu trình PDCA trong quản lý chất lượng cũng là một công cụ mang lại nhiều lợi ích:
Ngoài ra, PDCA được thể hiện gắn với điều khoản 4-10 của ISO 9001 theo sơ đồ:
Sau khi tìm hiểu về chu trình PDCA là gì, có thể nhận định đây là một công cụ mạnh mẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp nói chung tối ưu hóa quy trình và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để thực hiện chu trình PDCA trong sản xuất thành công, các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của các công cụ quản lý hiệu quả.
Với sự phát triển của công nghiệp 4.0, việc áp dụng chu trình PDCA sẽ hiệu quả hơn nhiều khi được hỗ trợ bởi các phần mềm và hệ thống quản lý tiên tiến. Phần mềm quản lý sản xuất SEEACT-MES là một giải pháp quản trị mạnh mẽ giúp theo dõi và tối ưu hoá toàn bộ quy trình sản xuất từ lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra đến hành động cải tiến. Với SEEACT-MES, doanh nghiệp có thể dễ dàng phân tích dữ liệu, giám sát hiệu suất và điều chỉnh các hoạt động để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng cao nhất.
Xem thêm:
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com