Chi Tiết Sản Phẩm
Trong bối cảnh cạnh tranh không ngừng trên thị trường hiện nay, việc sử dụng hệ thống quản lý kho (WMS) giúp tổ chức, theo dõi và kiểm soát hàng tồn kho một cách hiệu quả. Bên cạnh đó tăng cường khả năng đáp ứng nhanh chóng và nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Việc nghiên cứu và triển khai hệ thống quản lý WMS là cần thiết để doanh nghiệp giữ vững vị thế và phát triển trên thị trường.
WMS là gì? Hệ thống quản lý kho hàng WMS (Warehouse Management System) là một phần mềm được thiết kế để quản lý và tối ưu hóa các hoạt động trong một kho hàng. Mục tiêu chính của WMS là cung cấp thông tin chính xác theo thời gian thực về tình trạng và vị trí của hàng hóa trong kho, ngoài ra giúp tăng cường hiệu suất và giảm thiểu sai sót cho các hoạt động quản lý kho.
Hệ thống WMS phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn, hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động kho hàng phức tạp với nhiều mặt hàng, nhiều đơn hàng và tần suất xuất nhập kho cao cần tối ưu các hoạt động này để cắt giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Một hệ thống WMS thường sẽ gồm các thành phần:
Hệ thống quản lý kho thông minh có thể hoạt động độc lập hoặc được tích hợp vào các hệ thống MES, ERP để tạo nên một hệ thống đa chức năng mang lại hiệu quả vượt trội cho doanh nghiệp.
Hệ thống kho trong hệ ERP (Quản trị doanh nghiệp) và hệ thống kho trong hệ MES đều là các hệ thống quản trị kho hàng, nhưng có những điểm khác biệt cơ bản sau:
Kho trong hệ thống ERP |
Kho trong hệ thống MES |
|
Mục tiêu |
Kho trong hệ ERP tập trung vào quản lý kho hàng từ góc độ tổng thể, bao gồm các hoạt động như: lập kế hoạch nhu cầu vật liệu, quản lý tồn kho, kiểm soát chất lượng,.. |
Kho trong hệ MES tập trung vào quản lý kho hàng từ góc độ vận hành, bao gồm các hoạt động như: nhận hàng, xuất hàng, kiểm kê,... |
Đối tượng |
Kho trong hệ ERP là một hệ thống tổng thể, phục vụ cho toàn bộ doanh nghiệp. |
Kho trong hệ MES là một hệ thống chuyên biệt, phục vụ cho hoạt động sản xuất. |
Tính năng |
Kho trong hệ ERP cung cấp các tính năng tổng quát về quản lý kho hàng, bao gồm: quản lý thông tin sản phẩm, quản lý tồn kho, quản lý đơn đặt hàng,... |
Kho trong hệ MES cung cấp các tính năng chuyên sâu về quản lý kho hàng, bao gồm: quản lý nhận hàng, quản lý xuất hàng, quản lý kiểm kê,... |
Vậy khi nào thì nên dùng đến hệ thống quản lý kho thông minh của MES?
Ví dụ cụ thể về việc sử dụng phần mềm kho của MES: Một nhà máy sản xuất ô tô sử dụng phần mềm kho của MES để quản lý kho hàng nguyên vật liệu, linh kiện và phụ tùng. Phần mềm giúp nhà máy theo dõi chặt chẽ tình trạng tồn kho, đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu kịp thời cho quá trình sản xuất.
Lưu ý: Các công ty cần sử dụng hoặc tích hợp phần mềm kho trong hệ MES hơn kho trong ERP là các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, với nhiều loại sản phẩm và nguyên vật liệu khác nhau. Các công ty này cần quản lý kho hàng một cách chi tiết và chuyên sâu, tập trung vào các hoạt động vận hành. Doanh nghiệp có nhu cầu triển khai WMS cần lưu ý để tránh quyết định sai lầm dẫn đến tổn thất lớn.
Hệ thống WMS cài đặt tại chỗ được triển khai và quản lý trực tiếp bởi tổ chức. Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát, cấu hình và tuỳ biến hệ thống theo nhu cầu cụ thể của mình.
Dữ liệu của hệ thống được lưu trữ trên máy chủ nội bộ hoặc trong một hạ tầng máy chủ mà doanh nghiệp quản lý. Nhờ vậy độ an toàn lớn hơn so với hệ thống WMS trên đám mây. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp lựa chọn hệ thống tại chỗ để đảm bảo tính bảo mật của hệ thống.
Hệ thống WMS tại chỗ đòi hỏi một cơ sở hạ tầng vật lý, bao gồm máy chủ, phần cứng và các thiết bị mạng. Do đó, cần chi phí đầu tư lớn để triển khai. Cần phải có nguồn lực để duy trì và cập nhật hệ thống như nâng cấp hoặc hỗ trợ kỹ thuật.
Hệ thống quản lý kho WMS trên đám mây cho phép truy cập từ xa thông qua internet, giúp người dùng dễ dàng truy cập vào hệ thống từ mọi nơi có kết nối internet.
Do không gian lưu trữ được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây, việc mở rộng quy mô kho hàng dễ dàng hơn so với hệ thống WMS tại chỗ.
Thay vì phải đầu tư một lượng lớn tiền vào cơ sở hạ tầng, hệ thống WMS trên đám mây chỉ phải trả tiền theo lượng tài nguyên họ sử dụng, giúp giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu. Ngoài ra, nhà cung cấp dịch vụ sẽ đảm nhận việc cập nhật và duy trì hệ thống.
Hiện nay, các hệ thống quản lý thông minh WMS thường có những tính năng sau:
Hệ thống WMS tích hợp và quản lý dữ liệu liên quan đến kho hàng như thông tin về hàng hóa, mã, tên sản phẩm, đơn vị tính, giá, nguồn gốc. Một số phần mềm có thêm tính năng nâng cao như số lô hàng, số serial, hạn sử dụng,...
Hệ thống quản lý kho hàng WMS hỗ trợ theo dõi số lượng tồn kho, phân tích vòng quay tồn kho. Ngoài ra, cung cấp thông tin hiển thị trực quan về năng lực của kho cùng như cảnh báo mức tồn kho tối thiểu, tối đa đến các bộ phận quản lý.
Hệ thống WMS hiện nay thường sử dụng máy quét mã vạch, QR Code để gia tăng tốc độ và cải thiện sự chính xác của các hoạt động nhập, xuất, kiểm kê hàng hoá. Chỉ với thao tác quét mã trong vài giây, hệ thống sẽ tự động cập nhật số lượng, giúp doanh nghiệp có dữ liệu tồn kho chính xác. Đối với kho hàng thường xuyên diễn ra các hoạt động nhập/xuất/kiểm kê, việc áp dụng WMS là yêu cầu để kho hàng hoạt động với hiệu suất cao nhất.
WMS có tính năng kiểm tra chất lượng của sản phẩm trước khi nhập, trong quá trình lưu kho, xuất kho cũng như điều chuyển đến nơi khác. Bên cạnh đó, có thể theo dõi lịch sử chất lượng của sản phẩm.
Ngoài các tính năng trên, hệ thống WMS còn giúp theo dõi và quản lý quá trình di chuyển hàng hoá từ khi nhập kho đến khi xuất kho, theo dõi quy trình đặt hàng, đóng gói, giao hàng và nhận hàng.
Qua hệ thống quản lý kho WMS, doanh nghiệp có thể theo dõi thông tin về khách hàng, nhà cung cấp dễ dàng. Xác định những nhà cung cấp hay gặp vấn đề có thể giúp doanh nghiệp có biện pháp xử lý, đề phòng đảm bảo việc đặt hàng nhanh chóng và hiệu quả. Quản lý khách hàng giúp doanh nghiệp xác định được những khách hàng cần quan tâm và chăm sóc đặc biệt, từ đó gia tăng dịch vụ và uy tín của mình.
Báo cáo là một yêu cầu quan trọng và bất kỳ phần mềm quản lý kho WMS nào cũng có tính năng báo cáo. Hiện nay, phần mềm WMS hỗ trợ doanh nghiệp báo cáo hàng tồn kho theo đặc điểm chi tiết, báo cáp nhập, xuất, kiểm kê hàng hoá mọi lúc, mọi nơi. Hỗ trợ người quản lý đưa ra quyết định sáng suốt, kịp thời.
Hệ thống WMS giúp tiết kiệm nhiều lần chi phí, nguồn nhân lực và thời gian so với phương pháp truyền thống. Đặc biệt giảm thiểu sai sót, thất thoát dẫn đến lãng phí trong quá trình quản lý kho hàng. Hệ thống thông minh giúp báo cáo liên tục nhanh chóng giúp người quản lý và lãnh đạo nắm bắt được thực trạng của kho để kịp thời đưa ra quyết định.
Hệ thống quản lý kho hàng WMS giúp người quản lý nắm bắt được hiện trạng và hiệu suất của kho dễ dàng theo thời gian thực. Hệ thống WMS giúp kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho theo định mức tối thiểu, tối đa. Ngoài ra còn kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm.
Nhờ WMS, người quản lý có thể nâng cao, tối ưu hoá các hoạt động kho hàng của doanh nghiệp, xây dựng được quy trình làm việc phù hợp. Bên cạnh đó theo dõi và nắm bắt được tình trạng tiến độ của kho hàng.
Hệ thống WMS làm giảm bớt các thao tác thủ công như nhập liệu, ghi chép bằng tay. Từ đó tự động hóa thao tác, giúp tiết kiệm thời gian và tăng tốc các nghiệp vụ kho (Gồm nhập, xuất, kiểm kê, lưu chuyển hàng hoá). Nhân sự vận hành kho hàng sẽ giảm được nhiều lần khối lượng công việc phải làm, tiết kiệm công sức và mang đến hiệu suất làm việc cao.
Hệ thống quản lý kho thông minh mang lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp, tuy nhiên cũng có những nhược điểm cần lưu ý:
Sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng các nguồn lực và đưa ra quyết định triển khai WMS, xây dựng hệ thống WMS là một công việc quan trọng đảm bảo nguồn lực và hàng hoá của doanh nghiệp được quản lý một cách hiệu quả.
Sau đây là các bước để xây dựng hệ thống quản lý kho hàng WMS trong doanh nghiệp:
Bước 1: Phân tích nhu cầu của doanh nghiệp: Phân tích quy mô quản lý kho, loại sản phẩm, quy trình sản xuất và dòng cung ứng.
Bước 2: Lựa chọn hệ thống phần mềm phù hợp với nhu cầu và quy mô của doanh nghiệp. Nên lựa chọn hệ thống cung cấp các tính năng theo dõi hàng tồn, quản lý chất lượng sản phẩm và tích hợp với các hệ thống khác có trong doanh nghiệp
Bước 3: Tạo dựng cơ sở dữ liệu để lưu trữ thông tin về sản phẩm, tồn kho và những thông tin liên quan khác để quản lý.
Bước 4: Xác định các quy trình quản lý: Nhập kho, xuất kho, kiểm kê,.. Tích hợp với các hệ thống khác để tăng hiệu quả sản xuất và thông tin liền mạch.
Bước 5: Sử dụng Barcode, QR Code để theo dõi vị trí chính xác và số lượng của sản phẩm trong kho
Bước 6: Đào tạo nhân viên để sử dụng hệ thống WMS về quy trình, tiêu chuẩn làm việc.
Các tính năng cụ thể của hệ thống quản lý kho hàng WMS sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng nhà cung cấp. Tuy nhiên, một số hoạt động bạn cần biết để sử dụng phần mềm hiệu quả là:
Bước 1: Lập kế hoạch nhập kho/xuất kho/kiểm kê
Bước 2: In nhãn dán lên sản phẩm trong kho, dán mã vạch, QR Code lên các vị trí lưu trữ hàng hoá
Bước 3: Sử dụng máy quét mã vạch, QR Code để quét sản phẩm và các vị trí kệ / giá /rack
Bước 4: Hoàn tất các kế hoạch nhập/xuất và xuất dữ liệu báo cáo từ hệ thống.
Bước 1: Lập kế hoạch xuất kho
Bước 2: Tạo chi tiết sản phẩm cần xuất kho
Bước 3: Xuất kho bằng phần mềm hoặc sử dụng máy quét mã vạch, QR code để quét hàng xuất kho
Bước 4: Đóng lệnh xuất kho
Bước 1: Lập kế hoạch kiểm kê
Bước 2: Kiểm kê hàng hóa bằng máy quét mã vạch, QR Code
Bước 3: Đóng lệnh kiểm kê
Hệ thống quản trị sản xuất số 1 SEEACT-MES với hệ thống quản lý kho thông minh giúp hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp trong hoạt động quản lý kho như:
- Giúp tự động thao tác nhập/xuất/kiểm kê kho thông qua duy nhất thao tác quét Barcode/QR Code
- Quản lý tồn kho theo vị trí, lô/ngày sản xuất/hạn sử dụng
- Quản lý nhiều kho cùng lúc dễ dàng, hiệu quả, chính xác
- Trực quan hóa hiệu suất kho thông qua Layout theo thời gian thực
- Tích hợp công nghệ IoT giúp cải tiến, tăng tốc nghiệp vụ kho
- Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc hàng hóa dễ dàng
- Đảm bảo chất lượng hàng hóa doanh nghiệp theo yêu cầu của khách hàng
- Kết nối với hệ thống ERP hay hệ thống tự động hóa khác trong doanh nghiệp để đồng bộ hoá và gia tăng hiệu quả sản xuất
Khi lựa chọn hệ thống WMS trong hệ quản trị SEEACT-MES, đội ngũ chuyên gia của công ty DACO Việt Nam sẽ đến tận nơi lắp đặt, số hoá và hướng dẫn vận hành trực tiếp cho doanh nghiệp, giúp cho việc sử dụng hệ thống dễ dàng, thuận tiện, mang lại hiệu quả cao nhất. Để được hỗ trợ miễn phí về hệ thống SEEACT-WMS, bạn hãy liên hệ đến chuyên gia của DACO theo hotline: Mr. Vũ: 0936.064.289.
Tóm lại, hệ thống quản lý kho hàng WMS đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hoá quá trình quản lý hàng tồn kho, từ khâu nhập cho đến khi xuất kho. Sự tích hợp, ứng dụng chính xác và thông minh của WMS mang đến nhiều lợi ích. Từ việc giảm thiểu sai sót, tăng cường khả năng đáp ứng đến cải thiện hiệu suất kho hàng và toàn bộ quy trình sản xuất. Vì vậy, doanh nghiệp không thể bỏ qua sự hỗ trợ mạnh mẽ của WMS cũng như hệ thống quản trị sản xuất nếu muốn vượt qua những thách thức ngày càng phức tạp và sự cạnh tranh của thị trường.
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com