Chi Tiết Sản Phẩm
Khi làm việc trong lĩnh vực sản xuất, chắc hẳn bạn đã biết đến những khái niệm thành phẩm và bán thành phẩm. Vậy thành phẩm là gì, bán thành phẩm là gì? Những nội dung sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về hai khái niệm này, ngoài ra phân tích cách quản lý kho thành phẩm, kho bán thành phẩm mang lại hiệu quả cao, giúp gia tăng lợi nhuận, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp bạn.
Thành phẩm trong lĩnh vực sản xuất và chế biến là những sản phẩm đã hoàn thành quá trình sản xuất, chế biến do bộ phận sản xuất của doanh nghiệp hoặc thuê bên ngoài gia công. Thành phẩm là kết quả cuối cùng của quy trình trình sản xuất, nhằm bán ra thị trường.
Ví dụ về thành phẩm: Trong ngành sản xuất ô tô, thành phẩm là chiếc xe hoàn chỉnh sau các bước gia công kim loại, sơn phủ, lắp ráp và kiểm tra chất lượng. Trong sản xuất điện thoại, thành phẩm là chiếc điện thoại đã được lắp ráp và kiểm tra có thể sử dụng được ngay. Hay trong ngành thực phẩm, thành phẩm là sản phẩm đã được chế biến và đóng gói như hộp sữa, gói mì,...
Bán thành phẩm trong lĩnh vực sản xuất là sản phẩm chỉ mới hoàn thành một số công đoạn, nhưng chưa trải qua công đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất để trở thành thành phẩm. Bán thành phẩm là sản phẩm trung gian được sử dụng để tiếp tục sản xuất thành sản phẩm hoàn thiện hoặc được bán cho các doanh nghiệp sản xuất khác.
Ví dụ về bán thành phẩm: Trong ngành sản xuất ô tô, bán thành phẩm là khung xe, động cơ, thân xe. Trong ngành sản xuất thực phẩm, bán thành phẩm là bột mì, đường, sữa. Trong ngành sản xuất đồ uống, bán thành phẩm là đường, hương liệu,...
Xem thêm:
Sau khi biết thành phẩm, bán thành phẩm là gì, cùng tìm hiểu khái niệm hay bị hiểu nhầm là thành phẩm và sản phẩm:
Sự khác biệt giữa hai khái niệm này đó là thành phẩm là sản phẩm đã hoàn thiện cuối cùng và sẵn sàng cung cấp cho thị trường, trong khi sản phẩm có thể bao gồm cả thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu và các phần khác trong quy trình sản xuất.
Bán thành phẩm và sản phẩm dở dang đều là những sản phẩm chưa hoàn thiện, đang trong quá trình sản xuất, chế biến. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa chúng:
Ví dụ trong nhà máy sản xuất bánh kẹo, bán thành phẩm là bánh đã được nướng chính, chưa được đóng gói còn sản phẩm dở dang là những chiếc bánh chưa được nướng chín hoàn toàn.
Bên cạnh khái niệm thành phẩm, bán thành phẩm là gì thì quy trình hoạt động của hai loại kho này cũng cần được triển khai theo trình tự, khoa học để giảm tồn kho, đảm bảo chất lượng sản phẩm và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Khi có yêu cầu nhập thành phẩm vào kho, trước khi nhập thành phẩm vào kho, thủ kho tiến hành lập phiếu nhập kho và ký nhận. Sau khi nhập kho thành phẩm tiến hành ghi sổ hoặc cập nhật trên hệ thống.
Quy trình xuất kho đảm bảo việc xuất kho thành phẩm diễn ra đúng quy định, tránh thất thoát hàng hoá, đảm bảo chất lượng thành phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Một quy trình xuất kho gồm các bước:
Yêu cầu xuất kho -> Lập phiếu xuất kho -> Tiến hành xuất kho -> Ghi sổ hoặc cập nhật trên hệ thống.
Khi có thông báo xuất kho, kế toán kho kiểm tra số lượng đảm bảo đủ số lượng, chất lượng thành phẩm theo yêu cầu. Tiến hành lập phiếu xuất kho và được chuyển đến thủ kho. Sau đó tiến hành xuất kho theo thông tin trên phiếu.
Trong những trường hợp có yêu cầu chuyển thành phẩm giữa các kho, khi có yêu cầu cần lập phiếu chuyển kho, sau khi được chấp nhận bởi các bộ phận, phòng ban có thẩm quyền sẽ thực hiện chuyển thành phẩm tới kho yêu cầu.
Việc chuyển kho thành phẩm cần đảm bảo kiểm kê chính xác về số lượng, cập nhật vào hệ thống để theo dõi, quản lý.
Quy trình nhập kho nhằm mục đích đưa bán thành phẩm đã được sản xuất hoặc mua từ bên ngoài vào kho bán thành phẩm.
Khi có yêu cầu nhập kho, kế toán tiến hành lập phiếu nhập kho. Thủ kho phê duyệt, kiểm tra bán thành phẩm và tiến hành nhập kho theo đúng phiếu nhập. Cuối cùng tiến hành nhập vào sổ, hệ thống quản lý.
Mục tiêu của quá trình xuất kho bán thành phẩm để phục vụ cho các mục đích sản xuất, tiêu thụ hoặc chuyển kho.
Dựa trên yêu cầu xuất kho, kế toán tiến hành kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại bán thành phẩm, tiến hành lập phiếu xuất kho. Sau khi được thủ kho phê duyệt sẽ tiến hành xuất kho bán thành phẩm. Cuối cùng cập nhật dữ liệu vào sổ sách hoặc hệ thống quản lý.
Quy trình chuyển kho này thường nhằm mục đích chuyển bản thành phẩm từ kho này sang kho khác trong cùng một doanh nghiệp.
Quy trình chuyển kho bán thành phẩm đó là: Sau khi nhận yêu cầu, tiến hành lập phiếu xuất kho, kiểm tra bán thành phẩm, thực hiện chuyển kho và cập nhật dữ liệu.
Sau khi biết thành phẩm, bán thành phẩm là gì, sau đây là tổng hợp những cách quản lý hai loại kho hàng này để đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp sản xuất.
Quy trình quản lý kho thành phẩm, bán thành phẩm cần được xây dựng và tuân thủ chặt chẽ theo những bước đã nêu ở phần trên.
Ngoài ra, cần có quy trình kiểm kê kho hợp lý, định kỳ để xác nhận số lượng, chủng loại sản phẩm thực tế trong kho so với số liệu trên sổ sách kế toán và hệ thống của doanh nghiệp để có quyết định chiến lược kịp thời.
Trong quá trình lưu trữ, bảo quản thành phẩm, bán thành phẩm, cần đảm bảo các quy định về lưu trữ, quy định vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ,... để tránh hư hỏng sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và môi trường làm việc của nhân sự kho.
Tình hình tồn kho của thành phẩm và bán thành phẩm cần được các cấp quản lý theo dõi sát sao để đảm bảo lượng tồn kho phù hợp, đảm bảo cho sản xuất và tránh lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. Nên áp dụng hệ thống quản lý tồn kho thông minh, hiệu quả.
Sự ra đời của những hệ thống quản lý kho (WMS) mở ra một bước ngoặt mới trong ngành công nghiệp sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kho thành phẩm, kho bán thành phẩm hay hoạt động kho nói chung mang đến nhiều lợi ích, gia tăng hiệu suất, giảm chi phí hiệu quả cho doanh nghiệp. Hiện nay, hệ thống quản trị kho mạnh mẽ SEEACT-WMS được nhiều doanh nghiệp tin dùng có những chức năng mạnh mẽ:
SEEACT-WMS nằm trong hệ quản trị sản xuất số 1 SEEACT-MES hỗ trợ doanh nghiệp tự động hoá, đã giúp nhiều doanh nghiệp tăng đến hơn 80% hiệu suất sản xuất, tiêu biểu như công ty Bao bì Tân Long.
Cuối cùng, doanh nghiệp cần tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình quản lý thành phẩm, bán thành phẩm để kịp thời phát hiện ra những sai sót để điều chỉnh kịp thời.
Tóm lại, bài viết về thành phẩm là gì, bán thành phẩm là gì và cách quản lý loại kho này hiệu quả đã giải thích, phân biệt các khái niệm và chỉ ra những phương án tối ưu giúp kho thành phẩm, bán thành phẩm hoạt động hiệu quả. Hy vọng thông tin trên đây mang đến nhiều lợi ích cho bạn đọc, góp phần hỗ trợ cho công việc quản lý kho của bạn đạt được năng suất cao hơn.
Xem thêm:
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com