Chi Tiết Sản Phẩm
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hàng hoá có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu rủi ro, thất thoát. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải quyết được những vấn đề, khó khăn thường gặp phải trong công tác quản lý kho hàng hoá.
Quản lý hàng hoá là công việc đảm bảo kho hàng hoá được lưu trữ và quản lý một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh. Quản lý kho hàng có vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Về mặt tiết kiệm chi phí, việc quản lý hiệu quả làm giảm tình trạng tồn kho quá nhiều hoặc quá ít, từ đó giảm chi phí lưu kho, bảo quản, và gia tăng uy tín đối với khách hàng. Doanh nghiệp giảm được những chi phí về hư hỏng trong quá trình lưu trữ, vận chuyển, phân phối. Ngoài ra còn giúp tối ưu quy trình vận chuyển, giảm thời gian và chi phí vận chuyển.
Ngoài ra, quản lý hàng hoá giúp cải thiện hiệu quả sản xuất. Nhờ nguồn nguyên liệu đầu vào được quản lý tốt, an toàn, cung cấp đầy đủ, kịp thời nên hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao. Bán thành phẩm cho tới thành phẩm được quản lý tốt đáp ứng nhanh chóng và chính xác những nhu cầu của khách hàng và thị trường.
Xem thêm:
Để đảm bảo hàng hoá được lưu trữ an toàn, khoa học, đúng quy trình, đáp ứng được nhu cầu khách hàng và tối ưu hoá chi phí thì nhà quản lý cần lưu ý những yếu tố sau:
Việc sắp xếp và phân loại hàng hoá có vai trò quan trọng giúp việc tìm kiếm, xuất nhập kho dễ dàng, nhanh chóng, giảm những sai sót và thất thoát. Khi sắp xếp hàng hóa cần lưu ý:
Công việc quản lý hàng hoá: Nhập, xuất, kiểm kê cần được thực hiện thường xuyên, chính xác để giúp doanh nghiệp nắm được tình hình hàng hóa trong kho, đảm bảo không gây thiếu hụt hoặc tồn kho quá mức. Khi theo dõi nhập kho, xuất kho, kiểm kê cần lưu ý ghi chép đầy đủ thông tin về số lượng, chủng loại, đơn giá của hàng hoá. Khi theo dõi tồn kho cần tính toán số lượng chính xác, chi tiết.
Việc quản lý chất lượng hàng hoá từ khi nhập kho đến khi xuất kho giúp đảm bảo hàng hoá luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng. Cần thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Khi kiểm tra hàng nhập cần xem xét kỹ bao bì, nhãn mác, chất lượng. Kiểm tra hàng hoá định kỳ trong quá trình lưu kho, trước khi xuất kho nên đảm bảo được kiểm tra lại một lần nữa trước khi giao cho khách hàng.
Quản lý hàng hoá về giá bán cần phù hợp với thị trường và đối thủ cạnh tranh. Giá bán nên được cập nhật thường xuyên, kịp thời để đảm bảo thu được lợi nhuận tối đa. Có thể áp dụng các chính sách giảm giá, khuyến mãi phù hợp để kích thích tiêu thụ.
Cần đảm bảo hàng hóa được tiêu thụ trước khi hết hạn sử dụng, tránh tình trạng hàng hóa bị hỏng, gây tổn thất cho doanh nghiệp. Nên theo dõi hạn sử dụng của hàng hoá thường xuyên và sử dụng nguyên tắc FEFO (First Expired - First Out): Những hàng hoá có hạn sử dụng ngắn hơn được xuất trước để tránh tình trạng sản phẩm hết hạn sử dụng.
Sử dụng mã vạch, QR Code để lưu trữ và quản lý kho hàng hoá giúp cung cấp đầy đủ mọi thông tin về hàng hoá, hỗ trợ quản lý dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng và chính xác. Việc sử dụng mã vạch, QR Code trong kiểm tra thông tin, thực hiện nghiệp vụ xuất/nhập/kiểm kê hay kiểm soát chất lượng hàng hoá là một bước tiến công nghệ mang lại những hiệu quả vượt trội.
Sau khi biết được những lưu ý trong quản lý hàng hoá, các nguyên nhân thất thoát hàng hoá trong kho bao gồm:
Những giải pháp giúp doanh nghiệp tránh thất thoát hàng hoá trong kho:
Phần mềm quản lý kho hàng là một hệ thống quản trị giúp doanh nghiệp quản lý hàng hoá của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Phần mềm gồm nhiều tính năng như quản lý kế hoạch sản xuất, quản lý công đoạn sản xuất, quản lý kho thông minh, quản lý chất lượng hàng hoá, quản lý bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.
Việc triển khai hệ thống WMS giúp tăng cường tính chính xác, minh bạch trong quản lý kho hàng hoá, giảm sai sót và thất thoát hàng hoá, tăng cường khả năng truy xuất và tìm kiếm, từ đó tăng cường khả năng ra quyết định của các cấp quản lý, lãnh đạo.
Mã vạch, QR Code đã trở nên quen thuộc ở khắp mọi nơi trong mọi ngành nghề. Ứng dụng mã vạch, mã QR trong quản lý hàng hoá giúp truy xuất thông tin và vị trí của sản phẩm hoặc hàng hoá dễ dàng, nhanh chóng, vô cùng đầy đủ.
Sử dụng mã vạch, QR Code giúp giảm những sai sót do thất thoát hàng hoá, tăng cường tốc độ và hiệu quả của các quy trình quản lý kho cũng như truy xuất thu thập thông tin nhanh chóng, dễ dàng chỉ với thao tác quét mã. Được kết hợp với hệ thống quản lý để tạo nên một hệ thống hiệu quả nhất.
Nên sử dụng các thiết bị kho bãi hiện đại như xe nâng hàng, pallet, kệ kho, hệ thống kiểm soát truy cập, hệ thống camera an ninh giúp việc quản lý kho hàng hiệu quả hơn. Từ đó tăng khả năng vận chuyển, lưu trữ và bảo quản hàng hoá tốt nhất. Giảm sai sót, thất thoát hàng hoá, tăng khả năng an ninh cho kho hàng hoá.
Quản lý kho hàng hoá là một công việc đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm. Để giảm bớt được những quy trình thủ công phức tạp có nhiều rủi ro cao, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả phù hợp với đặc thù hoạt động của mình.
Một gợi ý về các giải pháp trên thị trường hiện nay là hệ thống quản lý sản xuất SEEACT-MES - Hệ thống quản lý sản xuất tự động được sử dụng và lựa chọn nhiều nhất. Với khả năng hoạt động mạnh mẽ, được lập trình theo đặc điểm của từng doanh nghiệp cụ thể, doanh nghiệp ứng dụng phần mềm có thể quản lý hàng hoá hiệu quả hơn, góp phần nâng cao năng suất hoạt động của doanh nghiệp tốt nhất.
Xem thêm:
Sản Phẩm Liên quan
Công Ty TNHH DACO - Nhà Cung Cấp Giải pháp Quản Lý Sản Xuất, Thiết Bị Tự Động Hóa Và Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp
Địa chỉ: Số 146, Đường Cầu Bươu, Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành Phố Hà Nội
Hotline: 0904 675 995
Email: kinhdoanh@dacovn.com
Website: www.peppermillapartments.com